Trending

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam. Món này là đặc sản bình dân, có “quốc dân độ” cao nhất trong các món đặc sản Việt Nam.

Bánh đa gần như có mặt khắp ba miền Bắc Trung Nam, tỉnh thành nào cũng có, đi đâu cũng thấy. Quanh quẩn trong cuộc sống, trong những bữa ăn hằng ngày.

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

 

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

Hôm nay, Mẹo Nhà Nông chia sẻ với bạn đọc tất tần tật các thông tin về bánh đa, bánh tráng. Nếu như bạn đọc có hứng thú, hãy dành chút thời gian “ngâm cứu” bài viết này bạn nhé!

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo những phiên bản bánh tráng nướng khác để hiểu về nét ẩm thực quê hương độc đáo của chúng ta nhé.

Bánh Đa Là Gì?

Bánh đa hay còn được gọi là bánh tráng, một dạng bánh sử dụng nguyên liệu chính bằng tinh bột gạo. Bánh được tráng mỏng rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Khi ăn, nướng giòn rụm.

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam. Người miền Bắc gọi là bánh đa nướng, trong khi đó dân miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng nướng. Bánh cũng có thể nhúng qua nước để làm nem cuốn, gọi là bánh đa nem.

Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam, sở dĩ gọi là “bánh tráng” là bởi công đoạn tráng bánh, dát bánh thật mỏng. Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người ta dùng cả hai từ bánh đa và bánh tráng. Ngoài ra, loại bánh tráng dùng để nướng và ăn trực tiếp được gọi là bánh khô, còn loại bánh dùng để gói nem được gọi là bánh đa nem hay bánh chả.

Ở miền Bắc, trước đây cũng gọi là bánh tráng thay vì bánh đa. Nhưng đến thời Chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài, vì kỵ tên Húy của Chúa nên không được gọi là bánh “tráng” mà phải đổi danh thành bánh đa. Cách gọi này quen thuộc và được sử dụng rộng rãi ở miền Bắc mãi cho đến hôm nay.

Bánh Đa Nem Là Gì?

Như đã nói ở trên, bánh đa nem là một dạng BIẾN TẤU của nó. Bánh sử dụng để cuốn nem, chả nên được gọi là bánh đa nem. Bánh đa nem so với bánh tráng nướng thì mỏng hơn, có độ mềm và dẻo hơn, khi cuốn phần nhân tôm thịt, chiên phồng lên, làm thành chả.

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

1. Bánh Đa Nem Cuốn Thịt

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh đa nem cuốn thịt như sau:

  • Thịt nạc: 500 gr thịt vai, chọn phần thịt nạc mềm, như vậy làm nem mới ngon.
  • Hành tây: 1 củ nhỏ, chọn chủ hành tươi, xem kỹ phần cuốn có héo không nhé.
  • Cà rốt: 1 củ là đủ, chọn mua củ màu sáng, nhớ chọn mua cà rốt Đà Lạt.
  • Mộc nhĩ: Nên chọn mọc nhĩ rưng khu Tây Bắc ăn sẽ ngon và thơm hơn.
  • Trứng gà: 1 -2 quả, như vậy sẽ giúp thịt kết dính với nhau chặt hơn.
  • Miến khô hoặc mì tôm: Chọn một trong hai, miến khô ngon hơn.
  • Hạt tiêu, muối, mì chính.
  • Rau mùi, hành lá, quấn nem.
  • Bánh đa nem cuốn thịt.

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

Các bước làm bánh đa nem cuốn thịt ngon hấp dẫn đổi gió cho ngày cuối tuần:

 Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt nạc: Rửa sạch với nước muối loãng, sau đó băm nhuyễn, cho vào bát lớn.
  • Hành tây, cà rốt: Rửa sạch, thái sợi dài nhỏ để nhanh chín khi chiên nem nhé.
  • Mộc nhĩ: Ngâm nước ấm, sau đó rửa sạch, bỏ phần đầu bẩn rồi đem thái mỏng.
  • Miến: Ngâm nước lã cho miến mềm, rồi cắt thành đoạn nhỏ vừa ăn nhé.
  • Hành lá, rau mùi nhặt, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát thịt băm nhuyễn.

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

Bước 2: Thực hiện làm món bánh đa nem cuốn thịt.

  • Cho 1 thìa cafe muối
  • + 1 thìa cafe bột ngọt
  • + 1 thìa cafe đường
  • + 1/2 thìa cafe tiêu xay
  • + 1/2 thìa cafe bột nem
  • + 1/2 thìa cafe ớt băm nhuyễn
  • + 1 thìa cafe tỏi băm nhuyễn
  • + 1 thìa cafe nước tương
  • + 1-2 quả trứng gà vào bát thịt, trộn đều.

Nhớ dùng tay xoa bóp, vân vê nhiều lần để hỗn hợp nhân kết dính, có độ dính chặt nhé.

Tiếp theo là đến công đoạn quấn nem. Bạn trải bánh đa nem ra đĩa, cho phần nhân vừa phải vào rồi cuộn tròn lại. Nếu bánh đa nem hơi khô, bạn có thể thêm chút nước để bánh mềm dẻo, dễ cuốn hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn loại bánh đa nem phơi sương, bánh mềm sẵn, rất dễ cuốn mà không cần phải thêm nước cho mềm đâu.

Đun sôi chảo dầu, để lửa thật nhỏ và cho từng chiếc nem cuốn vào rán giòn lên.

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

Một mẹo nhỏ dành cho bạn, nếu muốn bánh đa nem cuốn thịt giòn và ngon hơn, nên chiên hai lần. Lần thứ nhất chiên sơ qua, lần hai bạn cho vài giọt nước cốt chanh vào dầu, chiền lại lần hai, bánh đa nem cuốn thịt sẽ giòn rụm và thơm hơn đấy.

2. Cách Pha Nước Chấm Bánh Đa Nem

Cách pha nước chấm bánh đa nem ngon với công thức như sau:

  • 2 muỗng canh nước mắm mặn
  • + 2 muỗng canh đường trắng
  • + 1 muỗng canh bột ngọt
  • + 5 muỗng canh nước ấm
  • + 1 muỗng canh tỏi băm nhuyễn
  • + 1 muỗng canh ớt băm nhuyễn
  • + 1 muỗng canh nước cốt chanh tươi.

Khuấy hỗn hợp này lại với nhau, bạn sẽ có chén nước chấm ngon hấp dẫn đấy.

Món bánh đa nem cuốn thịt sẽ TUYỆT VỜI hơn nếu ăn kèm với rau sống, cuốn với bánh tráng. Trải miếng bánh tráng cuốn, cho rau sống (xà lách, diếp cá, rau thơm, húng quế,…), dưa leo, bánh đa nem cuốn thịt rồi cuốn tròn lại, chấm với nước chấm đặc chế.

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

Vị giòn thơm từ bánh đa nem cuốn thịt quyện trong rau sống thanh mát, nước chấm chua cay, mặn ngọt tạo nên trải nghiệm VỊ GIÁC cực kỳ lý tưởng nơi đầu lưỡi, thực khách sẽ bị MÊ HOẶC.

Bánh Đa Nem Hà Tĩnh Ngon Giòn, Khó Cưỡng Lại

Là sản vật nổi tiếng của người dân Hà Tĩnh, bánh đa nem phơi sương Hà Tĩnh được làm từ gạo và mật mía, không sử dụng chất bảo quản, không có chất phụ gia nên an toàn tuyệt đối với người sử dụng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy trình sản xuất bánh đa nem phơi sương Hà Tĩnh hoàn toàn bằng thủ công. Từ khâu tráng bánh đến phơi sương, phơi nắng, không sử dụng lò sấy kể cả thời tiết mùa đông.

Cho nên, lá bánh mềm, dẻo tự nhiên, dễ cuốn, không lo bị rách, vỡ khi cuốn cũng như khi rán nem chả. Bánh khi rán có sắc vàng đẹp mắt, nhìn cực kỳ hấp dẫn. Một điểm cộng của bánh đa nem phơi sương Hà Tĩnh là không ngấm dầu mỡ, nên bạn nào mà sợ tăng cân khi ăn nem rán thì hãy dùng bánh đa nem Hà Tĩnh nhé.

Ngoài ra, một điểm khác biệt của loại bánh đa nem này là nhạt chứ không mặn như các loại bánh thông thường mua ở chợ. Cuối cùng, bánh đa nem phơi sương Hà Tĩnh không chứa chất bảo quản thực phẩm nên có thể bảo quản được 1 năm trong ngăn mát tủ lạnh đấu, thời gian rất lâu!

Món Ngon Hằng Ngày Với Bánh Đa

1. Hến Xúc Bánh Đa

Nguyên Liệu làm món hến xúc bánh đa: 300 gr hến (đã đãi vỏ) + 3 cây sả +100gr đậu phộng rang + 50gr mè rang + 1 củ hành tím, 1 củ tỏi, 1 củ gừng + 10gr rau răm + 2 bánh đa nướng.Gia vị gồm: 1 muỗng canh hạt nêm + 1 muỗng canh nước mắm + 1/2 muỗng canh đường trắng + 1 muỗng canh ớt sa tế cay.

Cách làm món hến xúc bánh đa khá đơn giản: Đầu tiên, mua sẵn hến đã đãi vỏ về rửa lại, nhặt sạch tạp chất còn xót lại ở hến. Bước này khá quan trọng, làm sạch kỹ khi thưởng thức sẽ an tâm hơn, không sợ ăn trúng đất, cát còn sót lại trong hến. Sau khi rửa sạch, vớt ra rổ, để ráo nước tự nhiên nhé.

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

Trong thời gian đợi chờ ráo nước, hành tím và tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn, gừng cạo vỏ rửa sạch, cắt thành sợi, rau răm nhặt sạch, rửa và ngâm nước muối.

Tiếp theo, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho sả+ củ hành tỏi vào phi thơm vàng. Bước ba, cho hến vào xào, nêm các gia vị và ớt sa tế, gừng vào, dùng đũa đảo đều qua lại để thấm gia vị. Tiếp đến, cho đậu phộng rang + mè rang + rau răm vào, đảo đều trong 10s rồi tắt bếp.

Cho hến xào ra dĩa thêm đậu phộng ,mè,  rau răm còn lại ở trên cho đẹp mắt. Sau đó, chỉ cần thưởng thức kèm với bánh đa nướng (bánh tráng nướng) là CHUẨN. Bánh đa giòn, thơm phức mùi gạo quyện với miếng hến xào hấp dẫn, beo béo, ăn ngon khó cưỡng.

2. Lươn Xúc Bánh Đa

Nguyên liệu để làm món lươn bằm xúc bánh đa: Lươn + Bánh đa nướng + Ớt, sả, hành, ngò om, ngò gai + Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu + Đậu phộng rang.

Cách làm món lươn xúc bánh đa như sau: Đầu tiên, lươn phải được làm sạch, bỏ xương, băm nhuyễn phần thịt và ướp gia vị theo công thức 300gr thịt lươn băm nhuyễn + 1 muỗng canh bột nêm + 1/2 muỗng canh đường trắng + 1/2 muỗng canh bột ngọt + 1/2 muỗng canh tiêu xay + 1/3 muỗng canh bột ngũ vị hương để món lươn xào thêm dậy mùi, hấp dẫn.

Bước hai, ớt bỏ hạt băm nhuyễn chung với sả. Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào, đợi dầu nóng thêm hành tím vào phi vàng rồi cho hỗn hợp ớt, sả và lươn băm nhuyễn vào, trộn chung với nhau, đảo đều tay. Nhớ, đảo nhẹ đừng quá mạnh tay, làm nát thịt lươn.

Lươn chín được múc ra đĩa, cho lên một ít lạc cùng ngò om, ngò gai thái nhỏ. Món này NGON nhất là khi ăn kèm với bánh đa nướng giòn rụm.

Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam

Dùng miếng bánh đa, xúc một ít lươn xào sả ớt, cho vào miệng. Bánh giòn thơm nức mùi gạo quyện với vị ngọt mềm của thịt lươn, cay nồng của sả ớt, mùi thơm đặc trưng của ngò om, khó món ngon nào sánh bằng.

Bánh Đa Đặc Sản Ba Miền Bắc Trung Nam

Bánh Đa Hải Bình

Bánh đa Hải Bình là một món ăn chơi, thích hợp để nhâm nhi bên tách trà hoặc một vài chén rượu quê. Ngoài ra, bánh có thể dùng kết hợp với các món ăn khác như: bánh đa xúc cua đồng, bánh đa xúc hến – những món ăn ngon đặc trưng của vùng biển.

Mùi thơm của gạo kết hợp với vừng đen được nướng trên than hoa tạo thành hương thơm đậm đà khó quên cho thực khách mỗi khi thưởng thức.

Tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa mọi người dường như sống hết mình với nghề làm bánh đa, họ trân trọng những gì mà cha ông để lại và muốn lưu giữ những những món ăn đặc sản như vậy để ngày càng có nhiều người được thưởng thức hơn nữa.

Bánh Đa Đô Lương

Bánh đa Đô Lương đặc biệt hơn những vùng quê khác. Là bởi được rắc nhiều vừng đen nên thơm và bùi hơn. Thêm nữa, người thợ bánh cũng rất khéo léo thêm tỏi, ớt, tiêu để bánh có vị cay nồng, đậm đà hấp dẫn. Người dân Đô Lương thường nướng bánh bằng than hoa hoặc chiên bánh đa với dầu ăn. Nên chiếc bánh mỏng, giòn và rất thơm.

Bánh có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với xốt, lươn cay, bánh mướt, ốc riêu,… đem đến cho bạn sự mới mẻ khi thưởng thức. Nếu như bạn đến thăm Nghệ An và cần tìm kiếm một món quà quê gọn nhẹ, ý nghĩa mang biếu bạn bè, người thân thì nhớ ghé: Đà Sơn, Đô Lương, Tràng Sơn,… nhé.

Bánh Tráng Mỹ Lồng

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng với hình ảnh chân thực nhất để tạo nên chiếc bánh tráng. Khắp làng nghề này, đâu đâu du khách cũng sẽ bắt gặp những phên bánh tráng thẳng tắp nối từ nhà này sang nhà khác.

Các quầy hàng quanh làng bán nhiều đặc sản Bến Tre cho du khách, nổi tiếng nhất vẫn là những chiếc bánh tráng Mỹ Lồng. Với ấn tượng là mùi thơm hấp dẫn của những chiếc bánh khiến du khách khó quên.

Có du khách nói rằng hương vị bánh tráng thơm ngào ngạt, khiến nhiều vị khách sây mê. Có được điều ấy người thợ bánh tại Mỹ Lồng luôn cần mẫn, chăm chỉ và nhờ vào kinh nghiệm đúc kết từ cha ông xa xưa để lại.

Bánh Đa Làng Chòm

Làng nghề bánh đa Chòm nằm bên bờ sông Chu, Thiệu Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Bánh đa làng Chòm đã trải qua hàng trăm năm lịch sử. Những người dân làng Chòm cũng không còn nhớ nghề làm bánh đa có tự bao giờ, chỉ biết rằng khi sinh ra thì tên làng Chòm đã gắn liền với nghề làm bánh đa.

Trải qua bao thăng trầm thì nét độc đáo của những chiếc bánh đa vẫn được những người con dân làng Chòm lưu truyền đến tận ngày nay.

Bánh đa làng Chòm dày, nhiều vừng nên thơm và ngon hơn. Những làng nghề khác khi làm bánh đa thường pha chế nhiều loại nguyên liệu như khoai, sắn, bột nghệ,… để làm cho bánh đẹp và ấn tượng thì bánh đa làng Chòm tạo nên sự đặc trưng lạc và vừng.

Theo những người thợ làm bánh tại làng Chòm thì bánh được làm hoàn toàn bằng bột gạo thì khi nướng xong mới giữ được độ giòn và thơm lâu.

Tất tần tật các thông tin về bánh đa mà Mẹo Nhà Nông chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Bánh đa đặc sản ba miền bắc trung nam.

»Tham khảo: Cách làm bánh tẻ bằng bột gạo

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker