Các loài rắn không độc ở Việt Nam

Các loài rắn không độc ở Việt Nam có những loại nào? và chúng có đặc điểm gì để nhận biết? cùng Mẹo Nhà Nông tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Đặc tính chung của rắn

Rắn là tên gọi của một nhóm các loài động vật bò sát không chân. Có thân hình tròn dài, đặc điểm chung là ăn thịt. Có một số loài mang nọc độc trong người và chủ yếu sử dụng nọc độc này để tự phòng thủ, bảo vệ, và để khuất phục hoặc thậm chí giết chết con mồi. bài viết sẽ chia sẻ một số các loài rắn không độc ở Việt Nam

Một số loài có nọc cực độc mạnh tới mức gây ra cho vết thương đau nhức hay gây tử vong cho cả con người. Riêng với các loài rắn không nọc độc thì sẽ nuốt sống con ngay mồi hoặc là quấn và vặn xiết con mồi cho đến chết.

cac-loai-ran-khong-doc-o-viet-nam

Các loài rắn không độc ở Việt Nam gồm những loài rắn nào ? Đó là câu hỏi được nhiều quý đọc giả quan tâm. Trong bài viết này Cẩm Nang Chăn Nuôi xin gửi đến quý bạn đọc top các loại rắn không độc có ở Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Một số các loài rắn không độc có ở Việt Nam

1. Rắn nước

Là loài rắn đầu tiên được đưa vào loại rắn không độc ở Việt Nam. Bởi vì thức ăn của rắn nước chủ yếu là cá.

Đặc điểm rắn nước

Chiều dài trung bình từ 18 – 33Cm. Đầu có màu nâu với những đường kẻ màu nhạt hướng về phía miệng. Thân hình trụ và có vảy trơn láng. Trên thân thường có màu xám hoặc màu nâu nhạt kết hợp với những đường kẻ màu nâu trên sống lưng và những đường nhạt hơn được tách biệt bởi các sọc đen nhuyễn ở mỗi bên.

Hình ảnh rắn nước

Hình ảnh rắn nước

Bụng thường có màu trắng hoặc vàng nhạt với một đường nằm ở chính giữa sậm màu hoặc một dãy là các chấm tròn nhỏ.

Rắn nước có thể đẻ từ 5-18 con, rắn con thường dài 14cm nhìn tương đối giống rắn trưởng thành. Chúng là một loài rắn hiền lành, Sống ở nước ngọt, ao hồ hay đầm lầy trũng… hoạt động tìm mồi chủ yếu vào ban ngày.

2. Rắn hổ trâu (rắn hổ hèo)

Rắn hổ trâu là loài rắn được nuôi với mục đích là phát triển kinh tế, chúng được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Nam Á

Đặc điểm: Chiều dài trung bình của rắn hổ hèo từ 1,5m – 1,95m và có kỷ lục được ghi nhận là dài đến 3,7m. Loài này hoạt động cả ngày và đêm với mục tiêu săn mồi. Thức ăn là chuột, cóc, rắn….

Hình rắn hổ trâu

Hình rắn hổ trâu

3. Rắn ri voi

Rắn ri voi là loài rắn lành, được nuôi chủ yếu để lấy thịt bởi vì loài này có chất thịt dày, chắc và thơm.

Đặc điểm: Kích thước lớn, và cân nặng lên đến 7 – 8 kg. Chúng không có nọc độc và tuổi thọ lên đến 10 năm.

4. Rắn ri cá

Rắn ri cá lại có kích thước khá lớn với cái đầu to và rộng, thân lớn có hình trụ với các vảy gồ lên. Rắn có thân màu đỏ và có nhiều vạch ngang màu vàng nhạt. Đây cũng là loài đem lại giá trị kinh tế cao.

Đặc điểm: Đây là loài rắn ăn đêm, hiền lành, sống chủ yếu ở vùng sông nước, ao hồ nước ngọt, chúng sống và không gây hại cho con người.

5. Rắn ráo

Đây là loài phân bố rộng rãi ở vùng Đông Nam Á.

Đặc điểm: Cơ thể thon dài và kích thước khá lớn, đôi mắt to. Phần bụng có màu vàng sáng hơn phần thân phía trên lưng.

Chúng được tìm thấy ở các bờ ruộng, bụi cỏ ven đường ,trong nương rẫy, ven rừng , các vách đá. Tuổi thọ trung bình của loài rắn ráo là từ 10 – 15 năm.

Hình rắn ráo

Hình rắn ráo

6. Rắn bông súng

Rắn bông súng thuộc loài động vật hoang dã, thuộc giống rắn bồng. Chúng phân bố khá nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, An Giang và Đồng Tháp.

Đặc điểm: Thịt thơm ngon và có giá trị thương phẩm khá cao, nên bị săn bắt ngày càng nhiều, nhất là vào mùa nước nổi trong năm. Hiện nay số lượng Rắn bông súng trong tự nhiên đang bị giảm một cách nhanh chóng. Đây Là loài rắn hiền, chúng thường hoạt động vào ban ngày.

Cách nhận biết các loài rắn không độc

Dựa vào kinh nghiệm đúc kết của nhiều người, từ những đặc điểm bên ngoài. Bạn có thể phân biệt được rắn độc và rắn không độc một các nhanh chóng. Những đặc điểm này là:

Trước tiên là biểu hiện ngay khi rắn gặp con người

+ Rắn không độc: đa phần là khi nhìn thấy người, rắn cố gắng bò đi thật nhanh.

+ Rắn độc : phần nhiều khi thấy người thì rắn sẽ thu người lại thủ thế phình mang, hoặc đủng đỉnh mà bò đi chổ khác thì phần nhiều sẽ là rắn độc.

Các loài rắn không độc và những đặc điểm nhận biết

Phần đầu rắn

Đây là đặc điểm có sự khác biệt hoàn toàn.

+ Đối với rắn độc: thường thì đầu của rắn độc khá lớn, có hình tam giác, cổ nhỏ, đuôi ngắn và đoạn từ sau hậu môn nhỏ thắt lại, hoa văn hiện rõ ràng. Có các loài rắn độc như: rắn 5 bước ( còn gọi là ngũ bộ xà), ắn bàn là, rắn lao, rắn cạp nong, rắn lục…

+ Đầu của rắn không độc tương đối nhỏ, thường có hình bầu dục, đuôi dài và đoạn từ sau hậu môn nhỏ dần lại.

Tuy nhiên cũng có 1 số một loài rắn độc, nọc độc rất ghê gớm như rắn cạp nong, cạp nia và các loài rắn biển nhưng đầu của chúng gần giống như đầu của rắn không độc. Và có một số ít loại rắn không độc nhưng lại có đầu hình tam giác ( giống với rắn độc), ví dụ rắn rắn lao giả, thân có hình lăng trụ và rất giống rắn lao.

Phần Mắt rắn (con ngươi)

+ Măt rắn độc: con ngươi có hình sọc dọc

+ Rắn không độc: thường con ngươi sẽ có dạng tròn.

Tuy nhiên cũng có một số loài rắn kịch độc nhưng con ngươi lại có hình tròn, ví dụ như mamba đen sống châu Phi, một số rắn hổ sống ở châu Á( Trung Đông và cả châu Phi), rắn taipan sống ở Úc ….

Và một số loài rắn tuy không độc nhưng lại có khả năng thay đổi hình dạng con ngươi khi gặp tình huống nguy hiểm. Vì vậy, khi mới nhận thấy đặc điểm này ta hãy xem thêm các đặc điểm khác nữa.

Mũi rắn

+ Đối với các loài rắn độc: ở khoảng giữa mắt và lỗ mũi sẽ có cái hốc nhỏ. Chúng sử dụng lỗ này để cảm nhận nhiệt, dựa vào đây để chúng xác định vị trí của con mồi.

+ Rắn không độc sẽ không có lỗ nhỏ này

Đuôi rắn

+ Rắn độc: có vảy đuôi được phân thành từng hàng riêng lẻ

+ Rắn không độc: Vảy đuôi có một đường chia thành 2 cột vảy xen kẽ nhau.

Màu sắc, họa tiết trên da rắn

+ Rắn độc:thông thường có màu nổi bật, thường từ 3 màu trở lên, và có loài có những vân họa tiết hình kim cương, thể phát ra những tiếng rít rất đặc trưng

+ Rắn không độc: Màu da ít nổi bật như rắn độc.

Các loài rắn không độc ở Việt Nam

Các loài rắn không độc ở Việt Nam

Dựa vào răng nanh, vết cắn

Rắn độc:

Có nhiều răng và chắc chắn sẽ có răng độc. Răng độc có hai loại:

Răng móc câu là răng hàm trước, có loài mọc ở phía trước của xương hàm trên, trên răng luôn có một rãnh dẫn nọc độc. Khi chúng há miệng thì sẽ thấy rất rõ. Những loài có đặc điểm này thường có độc tính tương đối mạnh, ví dụ: rắn cạp nong, rắn cạp nia, rắn hổ mang, và các loại rắn biển….

Cũng có loài răng mọc ở phía sau của xương hàm trên và gọi là răng rãnh sau, những loài này có độc tính yếu hơn nên có thể khi bị loài rắn này cắn sẽ không bị chết. Ví dụ như rắn thuỷ bào, rắn bùn….

Răng ống là một đôi răng dài hơi cong, đầu rất nhỏ và nhọn, bên trong răng thì rỗng nên gọi là răng ống. Phần gốc của răng thông với ống dẫn của tuyến độc, khi cắn người, cơ ở phía ngoài tuyến độc bị co lại và ép dịch độc ở bên trong vào đường ống của răng độc, rồi chích vào trong cơ thể người. Khi đó dịch độc theo máu toả ra khắp cơ thể người sẽ làm cho người bị trúng độc. Có các loài rắn độc có răng ống như: rắn lao, rắn lục, rắn năm bước, rắn bàn là…

Rắn không độc:

có nhiều răng và không có răng độc.

Qua những chia sẻ ở bài viết này về các loài rắn không độc ở Việt Nam. Hy vọng có thể giúp bạn dựa vào một số điểm để có thể phân biệt giữa rắn độc và không độc.

Nếu có điều kiện về những ao hồ, đầm trũng thì bạn có thể tham khảo một số mô hình nuôi rắn để đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cho gia đình.

Các loại rắn không độc tại Việt Nam với các đặc điểm phân biệt, hy vọng Mẹo Nhà Nông đã cung cấp tới quý vị thông tin hữu ích. Cùng đọc các bài viết khác tại Mẹo Nhà Nông nhé, cám ơn quý vị!

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker