Cách trồng cây lưỡi hổ

Cách trồng cây lưỡi hổ không quá khó khăn đối với mỗi chúng ta. Vì khả năng thích nghi của cây tương đối dễ dàng và nhanh chóng với điều kiện môi trường xung quanh.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt tới, có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Có khả năng làm sạch không khí và trang trí ngôi nhà của bạn trở nên xanh đẹp hơn. Cây lưỡi hổ có nhiều loại, trong đó có một số loại đặc trưng như: lưỡi hổ vàng, lưỡi hổ đỏ, lưỡi hổ vằn. Nhưng chúng hầu như có những đặc điểm và lợi ích giống nhau.

1. Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là giống cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, phù hợp với mọi loại môi trường và thời tiết. Lá của cây như hình giáo mác dài, giống như chiếc lưỡi hổ. Thường được mọc ở gốc và tụm lại thành tụ.

Lá lưỡi hổ dày và mọng nước. Loài cây này không có thân, chỉ có gốc thẳng đứng lên trời. Cây lưỡi hổ cũng ra hoa, hoa sẽ từ đó mọc thành cành. Hoa thông thường sẽ có màu trắng.

Ở Việt Nam, loài cây lưỡi hổ này cũng khá đa dạng về giống loài, một số loài phổ biến như là:

  • Cây lưỡi hổ cọp: Cây có đặc điểm là cao, lá dài và có viền màu vàng.
  • Cây lưỡi hổ vằn: Cây có sọc vằn xanh đậm và xanh lơ xen kẽ nhau. Lá nhỏ, dài, viền vàng ở hai mép.
  • Cây lưỡi hổ vằn xanh: Cây có sọc xanh đậm và xanh lỡ xen kẽ, nhưng không có viền ở hai mép lá.
  • Cây lưỡi hổ thái xanh: Lá có màu xanh đen đậm, viền vàng ở mép chạy song song từ gốc đến ngọn.
  • Cây lưỡi hổ thái trắng: Loài cây này có bản lá to có màu trắng bạc và xanh bạc cực kỳ thu hút.
  • Cây lưỡi hổ búp sen: Có hình dáng như một đó hoa sen đang nở, lá to nhưng ngắn.

2. Những lợi ích từ cây lưỡi hổ

Vì lưỡi hổ là loài cây dễ trồng nên được nhiều gia đình ưa chuộng. Một số lợi ích của cây:

  • Tạo cảnh quan cho khuân viên và không gian nhà, văn phòng hay công ty… Những chậu lưỡi hổ bé hay được đặt trên bàn học, kệ sách và cửa sổ,… Những cây to thì để wor phòng khác, khu sảnh,… sẽ thích hợp hơn.
  • Cây lưỡi hổ ngoài chức năng làm đẹp ra còn là loài cây được khuyên dùng vì chức năng lọc không khí của chúng. Cây sẽ hấp thụ những khí độc hại , hút những tí bức xạ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Đối với những gia đình có tín ngưỡng về phong thủy thì loài cây này mang lại nhiều sự may mắn, xua đi những điều xấu xung quanh.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LƯỠI HỔ

Những cây lưỡi hổ ở ngoài những gian hàng thì nhìn xanh mát, thẳng tắp rất là đẹp. Nhưng khi mang về nhà thì cây lại không được như thế. Để khắc phục được điều này hãy cùng xem qua những điều dưới đây nhé.

1. Cách trồng cây lưỡi hổ

Bước đầu tiên trồng lưỡi hổ là nhân giống. Đối với cây mua sẵn thì bạn sẽ bỏ qua khúc này. Còn nếu bạn muốn nhân giống với thì thông thường sẽ có 2 cách: tách bụi và giâm cành.

  • Tách bụi: Bạn nên chọn những cây khỏe đẹp và nảy nở nhanh. Khi cây đẻ ra những nhánh non mới, bạn đợi chúng lớn khoảng 2 tuần sau đó tách chúng ra khỏi cây mẹ. Lúc tách tránh để gãy cây.
  • Giâm cành: Phương pháp này đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật và sự khéo léo. Chọn một chiếc lá to khỏe, cắt ngang sát gốc, không được chọn lá giá già, quá non. Cắt lá ra thành từng khúc tầm 5cm, để cho lá héo và khô hai mặt. Sau đó chôn ½ lá xuống mặt đất, tưới nước và để cây đón nắng. Chờ cây nảy mầm.

Lưỡi hổ là loài cây không ưa nước, nên bạn cần chuẩn bị đất tơi xốp và chậu thoát nước tốt.

2. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Để lưỡi hổ xanh tốt thì có 5 yếu tố cần phải chú ý là nhiệt độ, tưới nước, ánh sáng, phân bón, sâu bệnh:

  • Nhiệt độ: Môi trường thích hợp để cây trồng phát triển là 15 đến 30 độ. Tuy nhiên cây vẫn có thể sống ở điều kiện thấp và cao hơn nhiệt độ phía trên.
  • Áng sáng: Cây có thể được trồng ở môi trường trong nhà và ngoài trời. Đối với cây trong nhà thì bạn nên để ở vị trí gần cửa sổ để cây được đón nắng tốt.
  • Tưới nước: Lưỡi hổ là loài cây mọng nước nên chịu hạn tốt nên không cần chăm sóc và tưới nước thường xuyên. Đối với cây ngoài trời thì từ 2-3 ngày. Cây trong nhà mà ở môi trường có máy lạnh thì 1 tuần/ lần. Đối với cây trồng thủy sinh nên thay nước 1 tuần/ lần.
  • Phân bón: Cây lưỡi hỗ phải nói là loài dễ chăm sóc vì không cần phải bón phân cho cây. Nhưng nếu bạn muốn cây tưới tốt hơn thì có thể bón định kỳ 6 tháng/1 lần.
  • Sâu bệnh: Lưỡi hổ là cây có sức sốn tốt ít bị sâu bệnh phá hoại. Một số bệnh có ở cây mà ta nên phòng tránh: Đốm nâu, thối ở gốc do dư nước; Lá bị thâm đen và mềm do nhiệt độ môi trường thấp; Ngọn lá khô, nâu trên lá do ánh nắng từ kính cửa; Lá bị nhạt màu do thiếu ánh sáng; Lá non bị mềm do bón phân quá nhiều.

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker