Cách trồng dưa lưới tại nhà

Cách trồng dưa lưới tại nhà có đơn giản không? Nên trồng vào tháng mấy trong năm? Cách trong chăm sóc dưa lưới như nào để đạt năng suất cao. Cùng Mẹo nhà nông tìm hiểu thêm nhé.

Dưa lưới là loại trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp sáng mắt, ngừa ung thư và đặc biệt hỗ trợ giảm cân rất tốt. Ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch,…

CÁCH TRỒNG DƯA LƯỚI TẠI NHÀ

1. Trồng dưa lưới vào mùa nào trong năm?

Dựa lưới là loại cây ưa nhiệt, không chịu được lạnh và rét. Đó cũng là lý do dưa lưới là loại trái cây mà được ưa chuộng nhiều vào mùa hè. Thường trong năm sẽ có 2 vụ dưa lưới

  • Trồng vào tháng 2 hoặc tháng 3, tầm đến tháng 4-5 bạn đã có thể thu hoạch.
  • Trồng từ tháng 8 hoặc tháng 9 thì sẽ được thu hoạch vào tháng 11, 12.

Hoặc bạn có thể trồng xen lẫn thời gian trên, tránh những tháng lạnh rét ra. Vì cây sẽ khó sống, nhiều sâu bệnh và năng suất ra hoa sẽ kém. Qủa nếu thành cũng sẽ không ngọt và quả nhỏ.

Cách trồng dưa lưới tại nhà

2. Cách chọn giống và đất trồng.

Cách chọn giống cây:

Dưa lưới có đa dạng về chủng loại. Nhưng để phân biệt dễ thì sẽ chia ra là dưa lưới nội và dưa lưới ngoại nhập. Giống dưa ngoại thì sẽ có giá cao hơn. Khi mua giống bạn nên để ý kỹ về thương hiệu úy tín, loại giống F1 sẽ có khả năng nảy mầm cao hơn. Còn đối với giống lại ghép không rõ ràng tỉ lệ nảy mầm thấp hơn và quả cũng sẽ không chất lượng.

Cách chọn đất trồng:

Đất bạn có thể chọn mua tại những cửa hàng gần nhất, chọn mua đất tơi xốp, thoát nước tốt: đất gạch + phân trùn quế, dịch trùn quế kết hợp xơ dừa.

3. Cách trồng dưa lưới

Muốn trồng dưa lưới bạn phải lựa chọn được khu vực thoáng mát, rộng rãi, đầy đủ ánh sáng vì dưa lưới là loài cây ưa sáng.

Bước 1: Ươm hạt

  • Bước đầu tiên ta cần ủ hạt để kích thích sự nảy mầm, tách nanh của hạt. Ngâm hạt với nước ấm từ 4-5 tiếng, sau đó vớt hạt ra bỏ vào một chiếc khăn mỏng. Đối với hạt F1 bạn có thể ươm trực tiếp không cần ủ hạt.
  • Sau khi ủ xong, mang hạt giống cho vào những bầu ươm hoặc khay.
  • Mang ra chỗ có ánh nắng nhưng phải được che chắn cẩn thận. Tránh nắng, mưa, côn trùng gây phá. Đợi đến khi hạt giống mọc đến lá thứ 2 thì mang ra trồng.

Kỹ thuật Trồng Dưa lưới Thủy canh cho năng suất cao nhất

Bước 2: Trồng cây con

Bạn có thể trồng ra chậu hay thùng xốp, tùy vào từng mô hình bạn muốn.

  • Bắt đầu tháo các bầu ươm để lấy cây giống trồng xuống. Đối với chậu thì trồng 1, còn thùng xốp trồng các nhau 0,5m.
  • Khi tách cây ra khỏi bầu, xé nhẹ lớp bọc tránh cây bị đứt rễ.
  • Cây mới trồng hạn chế nắng quá, ngày tưới nước hai lần để đảm bảo độ ẩm.

CÁCH CHĂM SÓC DƯA LƯỚI.

1. Tưới nước:

Dưa lưới là 1 loại cây dễ trồng và rất dễ chăm. Mỗi ngày bạn chỉ việc tưới lấy 2 lần. Nếu trồng trong thùng xốp thì bạn phải để ý độ thoát nước, tránh cây bị ngập ủng, thối rễ.

Dự án Hệ thống tưới nhỏ giọt cho dưa lưới

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt

2. Bón phân:

Tùy vào từng giai đoạn của cây, lượng phân bón cũng thay đổi theo.

  • Vào giai đoạn đầu khi cây vừa được tầm 4-5 lá thì bổ sung cho cây phân đạm. Hòa phân vào nước rồi tưới trực tiếp cho cây.
  • Giai đoạn ra hoa của cây thì cần đạm – lân – kali để cây đủ dưỡng chất trong giai đoạn chuẩn bị ra quả.
  • Giai đoạn cuối khi bón phân cho cây là lúc cây bắt đầu có quả non, bón cho cây một ít phân lân để đảm bảo cho quả lớn và ngọt nước.

3. Làm giàn cho cây

Dưa lưới khi phát triển sẽ có khối lượng nặng so với cây, để tránh cây bị gãy thì ngay từ lúc cây còn nhỏ, ta phải thiết lập giàn cho cây.

Dùng thanh gỗ, cọc tre, dây cột để làm giàn. Cắm thanh cọc sát rễ (chú ý bị đụng rễ) dùng dây cột cố định cây vào rễ. Hoặc nếu không gian cây có hàng rào thì cũng có thể tận dụng.

Nếu như bạn trồng về lâu về dài cũng có thể trang bị hàng rào bằng sắt. Bền mà có thể sử dụng lâu dài.

» Tham khảo: Làm giàu từ trồng nho

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker