Cách ủ sắn tươi cho cá

Cách ủ sắn tươi cho cá và ủ chua lá sắn làm thức ăn chăn nuôi được nhiều bà con quan tâm, bởi sẵn là nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm, và có thể mua giá rẻ…

Cách ủ sắn tươi cho cá

Sắn là một loại lương thực khá quen thuộc ở nước ta và được sử dụng thường xuyên để làm thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm kha khá chi phí cho bà con nông dân. Ngoài củ sắn, bà con còn dùng được cả lá sắn non.

Tuy nhiên, cả củ và lá sắn chỉ có thể dùng được trong thời gian ngắn sẽ bị hư hỏng, củ chảy nhựa còn lá héo úa. Chính vì vậy, để giữ được sắn lâu bà con đã đem ủ chua củ và lá để làm thức ăn cho vật nuôi trong thời gian dài. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bà con nông dân cách ủ sắn tươi cho cá đang được áp dụng thành công ở nhiều địa phương.

1. Tác dụng của củ và lá sắn trong chăn nuôi thủy hải sản

Được đánh giá là loại lương thực thứ 3 trong nền nông nghiệp trên thế giới, củ sắn không những được con người sử làm các món ăn mà còn được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi, làm các chế phẩm sinh học và là hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Theo thống kê có khoảng 50% lượng sắn dùng để bán, 25% làm thức ăn cho vật nuôi, 15% chế biến thủ công và 10% dùng để tiêu thụ tươi.

Trong khi thực trạng của giá thức ăn công nghiệp ngày càng tăng lên, giá các ngành lương thực khác như thóc gạo, ngô khoai cũng tăng lên đột biến, trở thành gánh nặng của các hộ gia đình chăn nuôi trang trại cá tập trung. Chính vì vậy, việc tìm ra một giải pháp cứu cánh bằng nguồn lương thực dự trữ thay thế khác là vô cùng cần thiết. Nhiều hộ đã chủ động cắt giảm nguồn thức ăn công nghiệp và dần chuyển sang tìm các thức ăn chế biến sẵn, có thể tự sản xuất tại nhà như củ sắn, lá sắn, cỏ và cám gạo…

cu san

Quá trình chuyển đổi nguồn thức ăn chăn nuôi bà con nhận thấy không những tiết kiệm được chi phí mà cá vẫn lớn đều, to khỏe và cho hiệu quả kinh tế cao.

Bởi trong củ sắn có chứa lượng tinh bột lớn chiếm khoảng 25 – 40%, chất khô từ 20 – 30%, protein 2,2-25% còn trong lá sắn protein chứa khoảng 22 – 27%. Tuy nhiên, việc sử dụng sắn trong chăn nuôi cũng cần phải tuân thủ một số lưu ý nhỏ vì trong sắn có chứa acid cyanhydric – một loại acid có độc tố gây hại với hàm lượng trung bình.

Do đó khi cho cá ăn bà con cần phải cho ăn đúng liều lượng, không nên lạm dụng củ sắn và lá sắn có thể dẫn đến ngộ độc cho vật nuôi. Để hạn chế những rủi ro không mong muốn, cũng như góp phần giảm chi phí và tăng lợi nhuận sau mỗi vụ nuôi, bà con nên tìm hiểu cách ủ sắn tươi cho cá và cách ủ chua lá sắn để làm giảm độc tố có trong sắn, cũng như liều lượng và cách thức cho cá ăn như nào để đảm bảo hiệu quả nhất.

2. Tại sao nên ủ chua củ sắn

Có rất nhiều bà con trước khi áp dụng phương pháp ủ chua lá, và củ sắn thường thắc mắc tại sao phải lên men các thành phần này thay vì cho ăn trực tiếp thực phẩm tươi sống. Trả lời câu hỏi này chúng tôi xin gửi tới bà con một số thông tin sau:

Củ sắn và lá sắn có hàm lượng tinh bột cao, tuy nhiên sau khi thu hoạch về chỉ có thể sử dụng trong khoảng 3 – 4 ngày là sắn sẽ bị hư hỏng, chỉ chảy nhựa đen cứng, có vị đắng còn lá sẽ héo úa, mất nước không thể tiếp tục sử dụng.

Bên cạnh đó việc ủ chua mang lại nhiều lợi ích bất ngờ như có thể giúp sắn giữ được thời gian lâu (khoảng 4 tháng), đồng thời việc lên men sẽ làm giảm lượng độc tố gây hại có trong củ và lá sắn. Khi cho cá và các vật nuôi khác ăn sẽ yên tâm hơn.

Quá trình lên men còn sinh ra nhiều vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa của vật nuôi, tạo ra axít lactic và một lượng nhất định các a xít hữu cơ khác. Nhờ đó mà cá ăn sẽ nhanh lớn, ít bệnh tật, thịt thơm ngon hơn.

Hiện nay cách ủ sắn tươi cho cá tốt nhất là bà con nên kết hợp ủ chua với một số chế phẩm sinh học như Men ủ vi sinh BTV, chế phẩm EM1… để tăng hệ miễn dịch cho tôm cá, thúc đẩy hệ đường ruột làm việc giúp cá ăn nhiều và ăn ngon hơn. Không những thế riêng đối với chế phẩm sinh học EM gốc còn giúp cải thiện chất lượng bùn trong ao – nguyên nhân chính gây bệnh cho tôm cá.

ca tha ao nuoi bang san

3. Cách ủ củ sắn tươi cho cá

Muốn cách ủ sắn tươi cho cá thành công, thì ngay từ bước thu hoạch, lựa chọn sản phẩm bà con cần chuẩn bị theo đúng các bước, và dựa theo quy trình như sau:

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

– Cần chuẩn bị khoảng 200kg củ sắn tươi.

– Rỉ mật 2 – 3 lít.

– Muối ăn 1 – 1,5kg.

– Cám gạo hoặc bột ngô 2kg.

– Túi ủ chua 5 – 7 cái.

– Chế phẩm sinh học EM1 1 – 2 lít hoặc men ủ vi sinh BTV.

3.2. Cách tiến hành

– Củ sắn cần được thái lát mỏng hoặc nghiền nát. Củ sắn sau khi thu hoạch về cần sớm được sơ chế, rửa sạch dùng dao băm hoặc dùng máy băm sắn để tăng năng suất một cách vượt trội.

– Cho nguyên liệu đã băm nát và nghiền nhỏ vào túi ủ chua 30 – 50kg thay vì ủ bằng hố. Các túi ủ chua sẽ giúp bà con dễ di chuyển thức ăn ra ao hồ hơn, giảm thiểu được bước lấy thức ăn từ hố và thùng đựng. Hỗn hợp thức ăn bao gồm sắn củ + men vi sinh + muối + rỉ mật đường + cám được trộn đều bằng tay và nén chặt vào trong bao sao cho hạn chế sự tồn tại của không khí bên trong, tạo môi trường yếm khí nhất có thể. Sau khi nén đầy thức ăn, bà con nên kiểm tra xung quanh xem túi có bị rách thủng, hư hỏng chỗ nào hay không. Trong quá trình ủ sắn tươi cho cá cũng cần thường xuyên theo dõi, vì khi lên men sẽ sinh ra hơi gây căng túi, bục miệng.

– Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu, nếu độ ẩm đạt 40 – 45% là đạt yêu cầu, còn nếu cao quá 70% thì bà con nên tiến hành chắt bớt nước. Kiểm tra bằng cách nắm nguyên liệu bằng tay xem lượng nước đạt khoảng bao nhiêu, nếu như nguyên liệu không bị xẹp nhiều và vẫn nguyên hạt là đạt. Còn nếu nắm nguyên liệu quá khô, không có sự liên kết với nhau thì bà con nên bổ sung nước sạch trước khi đem ủ.

Ngoài chế phẩm là men vi sinh thì cách ủ củ sắn tươi cho cá và ủ chua lá sắn được thơm ngon, thì bà con có thể cho thêm rỉ mật đường – rất giàu khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Đồng thời, cho rỉ mật vào thức ăn nuôi cá sẽ giúp cải thiện chất lượng ao hồ, loại bỏ các khí độc trong nước ao như NH3 và NO2, cùng nhiều khí độc khác.

Sau khoảng 1 tuần ủ thức ăn sẽ xẹp xuống, bà con tiếp tục dùng tay nén khối ủ và buộc lại miệng bao. Khi giảm thiểu được lượng không khí trong bao thì chất lượng thành phẩm sẽ cao hơn, sắn sẽ có mùi chua dịu, hấp dẫn. Đối với các cách ủ sắn tươi cho gà, cách ủ bã sắn cho bò, cách ủ chua lá sắn… bà con cũng áp dụng tương tự để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

3.3. Thời gian ủ chua củ sắn

Tùy theo mỗi mùa mà quá trình ủ chua của sắn tươi sẽ diễn ra nhanh hay chậm. Nếu ủ chua vào thời tiết mùa hè nắng nóng chỉ cần khoảng 7 – 10 ngày là thức ăn đã chua, nhưng nếu ủ vào mùa đông phải mất 15 – 20 ngày sắn mới bắt đầu chua. Do đó, bà con cần chú ý thời tiết để việc ủ chua diễn ra thành công.

Nếu củ sắn được ủ với đầy đủ nguyên liệu như đã đề cập ở trên, sau khoảng nửa tháng có thể sử dụng được, còn nếu bà con cho thêm bột phân gà vào, thì thời gian ủ sẽ kéo dài khoảng 1 tháng sau mới có thể cho cá ăn được.

Khi mở bao ủ ra thấy sắn có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng, không bị mốc đen hay đổi màu, thì có thể tiến hành lấy cho cá ăn. Mỗi lần cho ăn, bà con chỉ nên lấy một lượng vừa đủ sau đó buộc ngay miệng bao lại. Càng giữ kín càng để được lâu, và không ảnh hưởng đến độ thơm ngon của củ sắn. Lưu ý không đổ thức ăn thừa lại vào bao, và sử dụng bao nào hết bao đó.

Đối với cá mới cho ăn lần đầu bà con chỉ nên lấy 1 lượng nhỏ, sau đó tăng dần lên theo độ tuổi của cá, không nên lạm dụng thức ăn ủ chua. Hãy cho cá ăn kèm cả thức ăn công nghiệp, và các loại cám chuyên dụng khác.

3.4. Bảo quản thức ăn

Các bao sắn ủ chua nên được bảo quản cẩn thận, để trong bóng râm, nơi được che đậy tốt không có nước mưa. Đồng thời tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và những nơi ẩm thấp có nhiều chuột, bọ, gián cắn thủng bao, không khí có thể xâm nhập vào gây mốc, thối thức ăn.

Với quy trình ủ chua theo đúng các bước bên trên, củ sắn có thể bảo quản tối đa lên đến 5 – 6 tháng mà chất lượng vẫn tốt, trở thành nguồn thức ăn dự trữ qua các mùa khan hiếm lương thực như vụ đông xuân.

Củ sắn cũng như lá sắn có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, nên nếu tận dụng được đúng cách, nếu vứt đi sẽ gây lãng phí. Tuy nhiên nếu cho vật nuôi ăn trực tiếp sắn tươi chúng có thể bị ngộ độc, vì thế việc ủ chua củ sắn rất cần thiết vừa tận dụng được nguồn thức ăn này vừa an toàn khi ăn. Bà con cũng không cần lo lắng khi cho cá ăn sắn ủ chua, vì đặc tính của chất độc có trong sắn rất dễ bay hơi, cũng như dễ hòa tan trong nước nóng và nước lạnh nên ăn ở mức độ cho phép, sẽ không sợ gây ngộ độc cho cá. Khi mà chất độc bị oxy hóa thì chúng sẽ trở thành chất không độc hoặc hàm lượng sẽ giảm xuống còn rất ít.

Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bà con đã hình dung được ra quá trình đầy đủ của cách ủ sắn tươi cho cá. Quả thực trong những năm qua thời tiết khắc nghiệt, cộng thêm với nhiều thiên tai nên nguồn thức ăn chăn nuôi nhiều thời điểm trở nên rất khan hiếm. Vậy nên, áp dụng phương pháp này, chính là cách giúp thủy hải sản luôn có nguồn thức ăn đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng quanh năm, giúp chúng phát triển tốt và mang đến lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

» Tham khảo: Cách ủ khoai lang làm thức ăn cho gia súc

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker