Kỹ thuật nuôi cá trôi Ấn Độ
Kỹ thuật nuôi cá trôi Ấn Độ được nhiều người quan tâm bởi chúng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nhà nông. Chính vì vậy bà con luôn quan tâm đến những kỹ thuật này. Cùng Mẹo Nhà Nông tham khảo nhé!
Tìm hiểu về loài cá trôi Ấn Độ
Làm sao để nuôi cá trôi đạt hiệu quả kinh tế cao luôn là vấn để khiến nhiều nông hộ phải đắn đo, suy nghĩ.
Mặc dù vậy, thực tế cho thấy chỉ cần bà con áp dụng và tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật nuôi cá trôi Ấn Độ bao gồm chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, thả cá, đặc biệt là sử dụng cám viên nổi kết hợp với các loại thức ăn tự nhiên,…sẽ giúp cá mau ăn chóng lớn và đạt năng suất cũng như chất lượng rất cao.
1. Những điều cần biết về cá trôi Ấn Độ
Khi chọn nuôi, việc hiểu rõ những đặc tính của cá trôi Ấn Độ là hết sức cần thiết bởi nhờ đó, bà con sẽ biết được giá trị về mặt kinh tế cũng như dinh dưỡng của loài cá này, cũng như bí quyết chăm nuôi và thu hoạch như thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Về giống nòi
Cá trôi Ấn Độ là một loài thuộc họ cá chép có rất nhiều tại vùng Đông Á, cụ thể là hệ thống sông Hằng và phía Bắc của Ấn Độ. Đây là loài cá khá hiền lành và thích sống ở vùng nước ấm gần đáy sông, thức ăn của chúng là các loại động vật nguyên sinh, trùng, tảo, giáp xác chân chèo,… Ngoài ra, chúng còn có thể ăn các loại cám gạo, hạt ngũ cốc và nhiều loại rau khác.
Đánh giá cá trôi Ấn Độ về sự tăng trưởng và phát triển, các chuyên gia nhận định đây là một trong những loài cá có tốc độ lớn khá nhanh, chúng có thể đạt đến trọng lượng từ 0,5 đến 1kg sau một năm khi được nuôi trong ao hồ có màu tối, đồng thời được bón phân cũng như cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Khá nhiều người vẫn thường nhầm lẫn cá trôi Ấn Độ với cá linh non lúc chùng còn nhỏ, đây cũng là yếu tố khiến nhiều thương lái lợi dụng để đánh lừa người tiêu dùng có sở thích ăn cá linh non. Trên thực tế, người dùng có thể nhận diện cá trôi Ấn Độ bằng một số đặc điểm như phần đầu to, mình dẹp, đuôi có màu đen, vảy trên sống lưng có màu đen sậm.
Đặc tính sinh sản
Về đặc điểm sinh sản cá trôi Ấn Độ, mùa vụ sinh sản chính thường diễn ra từ giữa tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, trong đó thời điểm rộ nhất là khoảng tháng 5 đến tháng 6. Nếu nuôi trong ao bình thường, cá có thể đạt 0,6 đến 0,9kg ở năm thứ nhất, đến năm thứ 2 có thể đạt 2,4kg và sang năm thứ 4 là 4kg. Khi được nuôi trong ao có dinh dưỡng dồi dào, cá sẽ đạt từ 1 đến 1,2kg sau một năm và có thể đạt đến 12kg nếu nuôi từ năm thứ 3 trở lên (tuổi 2+).
Một số tập tính sinh sống chính của cá trôi Ấn Độ có thể kể đến như:
-
Nhiệt độ sinh sống lý tưởng là từ 12 đến 42 độ C.
-
Nhiệt độ lớn nhanh là từ 32 đến 38 độ C.
-
Oxy phải đạt mức tối thiểu từ 0,32 đến 0,48 mg/lít, tối ưu nhất là từ 250 đến 876 mg/kg/h.
-
Cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có thể chịu được độ mặn từ 14% đến 17%.
-
Là loài cá ăn tạp nên rất dễ nuôi.
-
Cá đẻ trứng dạng trôi nổi.
Kỹ thuật nuôi cá trôi Ấn Độ đạt hiệu quả kinh tế cao
Nuôi cá trôi là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng, nhằm tạo cho cá môi trường thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các nông hộ.
1. Chuẩn bị ao nuôi
Trong kỹ thuật nuôi cá truyền thống, bà con thường chỉ thả cá vào ao đất có sẵn rồi thả các loại thức ăn tự nhiên như rau xanh, cỏ bèo, phân chuồng,… và không sử dụng thêm các loại thức ăn nào khác. Với cách làm này, bà con sẽ không tốn quá nhiều chi phí nhưng cá lại chậm lớn do không được cung cấp nguồn dinh dưỡng, hơn thế nữa còn dễ mắc dịch bệnh gây tổn hại kinh tế đáng kể cho người nuôi cá.
Hiện nay, áp dụng kỹ thuật nuôi cá trôi Ấn Độ mới nên nhiều nông hộ đã chuyển sang nuôi cá trong ao xi măng hoặc lót bạt, cũng như không sử dụng phân chuồng nữa mà dùng các chế phẩm sinh học tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Bên cạnh đó, bà con cũng không cần phải làm mái che cho ao nuôi, bởi giống cá này có thể sinh sống và phát triển tốt trong môi trường nước nóng ẩm, với nhiệt độ có thể đạt từ 32 đến 38 độ C.
Một lưu ý khác khi chuẩn bị ao nuôi thả cá trôi Ấn Độ là phải đạt độ sâu tối ưu từ 0,8 đến 1,2 mét, đồng thời phải có hệ thống cấp thoát nước khoa học để tạo sự thuận tiện cho quá trình súc rửa, nạo vét trong quá trình nuôi cá.
2. Chọn giống
Trên thị trường hiện có khá nhiều trang trại cung cấp cá trôi giống, điều này sẽ giúp bà con dễ dàng tìm mua được cá giống phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì tốt nhất bà con nên chọn những trại giống uy tín, được kiểm định dịch bệnh thường xuyên để an tâm mua được cá giống khỏe mạnh, chất lượng.
Khi mua cá giống, bà con nên chọn những chú cá có kích thước đồng đều và đạt từ 6 đến 8 cm trở lên, không có dấu hiệu của tình trạng viêm loét, mắc bệnh hay lờ đờ, mệt mỏi, thiếu linh hoạt khi có người lạ đến gần.
3. Thả cá
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực, cá trôi là loài sống chủ yếu bằng thức ăn tự nhiên, vậy nên khi nuôi bà con nên thả cá với mật độ rất thưa từ 1 đến 2 con trên mỗi mét vuông nếu nuôi bằng ao đất. Dẫu vậy, đây là cách nuôi đã không còn được ưa chuộng do năng suất thấp, cá rất chậm lớn và lâu cho thu hoạch.
Hiện nay, rất nhiều nông hộ đã chuyển hẳn sang mô hình nuôi cá trôi Ấn Độ theo phương pháp công nghiệp, tức sử dụng ao nuôi bằng xi măng hoặc lót bạt và sử dụng các loại chế phẩm sinh học, kết hợp cùng một số loại cám viên giàu dinh dưỡng giúp cá lớn nhanh và cho thu hoạch sớm hơn. Với kỹ thuật nuôi cá trôi, bà con có thể thả cá với mật độ dày hơn hẳn, là một trong những ưu điểm nổi bật mà cách nuôi cá trôi trắng truyền thống khó lòng có được.
4 Thức ăn cho cá trôi Ấn Độ
Hiểu rõ cá trôi ấn Độ ăn gì sẽ là một trong những bí quyết giúp các nông hộ tạo ra những đàn cá chất lượng, thịt có hương vị thơm ngon để cung cấp ra thị trường và đạt được lợi nhuận kinh tế cao. Về cơ bản, đây là một loài cá ăn tạp nên được đánh là dễ nuôi nhất trong các loại cá thương phẩm hiện nay, khi thức ăn cho cá trôi là thực vật và động vật phù du, mùn bã hữu cơ tích tụ dưới đáy ao.
Thực tế cho thấy, nếu chỉ cho cá ăn thức ăn tự nhiên thì tốc độ tăng trưởng sẽ không nhanh, vậy nên lời khuyên từ các chuyên gia trong lĩnh vực là bà con nên kết hợp với hạt ngũ cốc, bột gạo, bột ngô, khoai mì, rau cỏ, bèo tấm, bèo dâu hay cám viên tự chế để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cá.
Trong các loại thức ăn nói trên, cám viên tự chế được đánh giá là mang lại hiệu quả ấn tượng nhất do được tạo nên từ nhiều nguyên liệu, nhờ đó rất da dạng về hàm lượng dinh dưỡng để cá hấp thụ và lớn nhanh hơn. Đặc biệt, giải pháp này tỏ ra hiệu quả hơn nữa khi sử dụng cám viên dạng nổi có thể trôi lềnh bềnh trên mặt nước 30 phút, nhờ đó mà cá sẽ dễ ăn và ăn được nhiều hơn so với cám thông thường vốn chìm rất nhanh.
5. Cách cho cá ăn
Nếu chọn nuôi cá theo mô hình công nghiệp, ở giai đoạn đầu bà con sẽ cho ăn khoảng 5 đến 6% trọng lượng của đàn cá trong ao, đây chỉ là thông số mang tính chất tham khảo vì bà con chỉ có thể ước lượng mà thôi. Khi cá đã lớn hơn, bà con sẽ bắt đầu gia tăng tỉ lệ thức ăn sao cho phù hợp với sự phát triển liên tục của đàn cá trôi Ấn Độ trong ao.
6. Theo dõi, chăm sóc
Người nuôi cần phải thường xuyên theo dõi và cập nhật tình trạng của đàn cá trong ao, để từ đó có phương án chăm sóc và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh như dịch bệnh, cá bị thiếu oxy, cá thiếu thức ăn hoặc chất dinh dưỡng cần thiết,…
7. Thời điểm thu hoạch
Nếu tuân thủ đầy đủ các quy trình đã được đề cập bên trên, sau khoảng 6 tháng thì bà con đã có thể tiến hành thu hoạch. Lúc này, cá sẽ có trọng lượng ước đạt khoảng 0,3 đến 0,5 kg mỗi con.
»Tham khảo: Thức ăn cho cá mè trắng