Kỹ thuật nuôi vịt xiêm lớn nhanh hiệu quả

Kỹ thuật nuôi vịt xiêm lớn nhanh hiệu quả là một trong các kỹ thuật về chăn nuôi được nhiều bà con quan tâm. Với những chi tiết về kỹ thuật trong bài viết sẽ giúp ích quý bà con. Hãy cùng tham khảo nhé

Vịt xiêm còn có các tên gọi khác là ngan nội, ngan nhà, ngan đen, ngan trâu… Giống thủy cầm này có tốc độ phát triển nhanh, thích nghi tốt, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao, rất thích hợp phát triển theo quy mô trang trại tập trung.

Để củng cố thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bà con khi nuôi vịt xiêm số lượng lớn, bài viết này, 3A tiếp tục chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi vịt xiêm đầy đủ nhất. Nên tham khảo trước khi thực hành để giảm thiểu tối đa rủi ro, gia tăng hiệu quả kinh tế.

Giai đoạn chuẩn bị

Vịt xiêm chủ yếu nuôi hướng thịt. Chất lượng thịt ngon, khá mỡ nhưng được thị trường ưa chuộng và có giá thành cao hơn vịt. Giống này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hiện tại đang được nuôi khá phổ biến ở các vùng đồng bằng sông Hồng.

Ngan có tốc độ lớn nhanh. Khoảng 1 năm tuổi, ngan đực có thể nặng đến 3,8 – 3,9kg, ngan cái nặng 2,2 – 2,3kg. Chúng bắt đầu thuần thực về tính lúc 225 – 235 ngày tuổi.

Hiện nay, ngan nội nuôi ở nước ta có 3 loại:

  • Ngan trâu (ngan đen): thân hình to, đen, dáng thô
  • Ngan ré (ngang trắng): thân hình thon nhẹ, lông trắng
  • Ngan sen (ngan loang): lông loang cả trắng đen, dáng thon nhẹ như ngan ré

Trong 3 loại trên thì ngan ré và ngan sen có triển vọng phát triển theo mô hình trang trại tập trung hơn cả. Trước khi bắt đầu chăn nuôi, bà con cần chuẩn bị những yếu tố cần thiết sau:

1. Xác định mô hình nuôi vịt xiêm

Ngoài phương thức chăn nuôi truyền thống (nuôi dưới ao), hiện nay có nhiều mô hình phát triển chăn nuôi thủy cầm. Được nhắc đến nhiều nhất đó là nuôi trên cạn – nuôi vịt trên khô. Dưới đây là một số mô hình nuôi vịt điển hình, bà con nên cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

– Nuôi vịt – cá – lúa kết hợp:

Mô hình giúp giảm chi phí chăn nuôi và sản xuất nhờ tận dụng thức ăn sẵn có. Giúp bà con tăng thu nhập nhờ các sản phẩm hàng hóa từ mô hình này. Đồng thời, Vịt – cá – lúa cũng được xem là mô hình hữu hiệu giúp tạo mối quan hệ sinh thái, giảm ô nhiễm môi trường. Việt Nam là nước nông nghiệp, có thể nói, từ đồng bằng đến miền múi ở đâu cũng có thể áp dụng mô hình Vịt – cá – lúa.

– Nuôi vịt trên khô:

Mặc dù là một loại thủy cầm nhưng vịt xiêm vẫn có thể nuôi trên khô hoàn toàn, không cần có ao nước bơi lội. Đây là phương thức giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp cho những gia đình không có sẵn ao nuôi hay khu vực chăn thả mà chất lượng thịt vẫn đảm bảo. Một số mô hình nuôi ngan nội trên khô phổ biến hiện nay:

  • Nuôi ngan kết hợp trồng cây – Mô hình nuôi vịt xiêm thả vườn
  • Nuôi ngan nhốt chồng – Phương thức chăn nuôi công nghiệp
  • Nuôi ngan theo hình thức nuôi nhốt trong chuồng kết hợp sân chơi láng xi măng

ky-thuat-nuoi-vit-xiem

2. Xác định quy mô chăn nuôi

Xác định quy mô – số lượng đàn đế có phương án chuẩn bị nguồn vốn, mặt bằng, xây dựng chuồng trại, vật tư, trang thiết bị phù hợp. Tránh để lãng phí cả về tài chính lẫn công sức. Tùy vào số vốn và mặt bằng cho phép, bà con có thể nuôi theo quy mô nông hộ, trang trại nhỏ lẻ, quy mô công nghiệp số lượng lớn. Tuy nhiên, nên tính toán đến các phương án mở rộng về sau.

– Xác định vị trí nuôi

Đàn vịt xiêm sẽ nuôi ở đâu? Người chăn nuôi cần xác định được vị trí cụ thể để làm trang trại. Không làm chuồng cạnh đường lớn, gần nguồn nước sinh hoạt hoặc quá sát nhà. Chuồng vịt xiêm nên được quây thành một khu riêng, có hàng rào và cổng riêng biệt. Nếu có sẵn ao, ruộng, làm chuồng gần khu vực đó để thuận tiện cho việc chăn thả.

– Lựa chọn cơ sở

Lựa chọn cơ sở cung cấp nguồn giống, máy móc trang thiết bị chăn nuôi, nguyên liệu để chế biến thức ăn nuôi vịt uy tín. Đây là điều kiện cần để đảm bảo sức khỏe, tốc độ tăng trưởng của đàn thủy cầm.

Kỹ thuật nuôi vịt xiêm

1. Chọn giống

Chọn giống là khâu quan trọng có sức quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Bà con cần tìm đúng địa chỉ cung cấp nguồn giống vịt xiêm uy tín. Khi chọn giống, xem xét và lựa chọn theo những đặc điểm sau:

– Chọn vịt con nhanh nhẹn, khỏe mạnh, mắt tinh nhanh, bụng mềm, lông khô, bông và có màu sắc đặc trưng của giống.

– Loại bỏ những con chân khoèo, hở rốn, bụng cứng, bết lông, mắt lờ đờ.

2.  Chuồng trại và dụng cụ

Yêu cầu chung khi làm chuồng trại nuôi vịt xiêm:

– Chuồng đặt ở vị trí sạch sẽ, khô thoáng, tránh gió lùa.

– Chuồng ngan làm đơn giản, sử dụng tre, nứa, cói, gỗ ép, lợp mái lá cọ, lá dừa, lá rơm, cỏ tranh hoặc fibro-xi măng.

– Nền chuồng sạch sẽ, có thể láng xi măng hoặc nền đất nện chặt, bằng phẳng, không có ổ gà ứ đọng nước.

– Nền cần được rải chất độn chuồng có độ dày khoảng 10 – 15cm. Chất độn có thể là vỏ trấu, rơm rạ, mùn cưa, bã mía, phôi bào… được nghiền nhỏ. Để giảm mùi hôi và vi khuẩn xâm nhập, bà con có thể phun EM thứ cấp hoặc nấm đối kháng Trichoderma trên bề mặt chất độn chuồng. Lưu ý không sử dụng phôi bào của gỗ lim và xà cừ. Bởi vì trong các loại gỗ này có chứa thành phần độc hại có thể làm chế ngan con.

– Xung quanh làm hàng rào kiên cố để tránh đàn vịt xiêm đi ra ngoài hoặc động vật xâm nhập từ bên ngoài.

– Máng ăn cho ngan con phải cao ít nhất 2m, rộng 40cm, dài 60cm cho từ 25 – 30 con ngan. Bà con bố trí máng ăn theo mật độ thích hợp để đáp ứng nhu cầu ăn uống của cả đàn.

– Máng uống: nên dùng loại máng 1,5 lít cho ngan con 7 ngày tuổi. Sau đó thay bằng loại 4 lít cho ngan trưởng thành.
Nếu nuôi theo mô hình vịt – cá – lúa, bà con cần làm lều ngay cạnh ao để đàn vịt nghỉ ngơi sau khi bơi lội.

Yêu cầu khi làm chuồng nuôi vịt xiêm con:

– Giai đoạn đầu, vịt xiêm con cần được nuôi úm ở khu chuồng úm riêng. Chuồng không cần quá rộng, nhưng cao ráo, thoáng, không có gió lùa, mưa tạt.

– Dùng phên, cói để quây thành hình tròn hoặc vuông. Bên trong bố trí đèn sưởi, máng ăn, máng uống. Chiều cao úm quầy khoảng 0,5m, dài 4,5m có sức chứa khoảng 100 con ngan.

– Rải chất độn chuồng và kiểm tra thường xuyên, đảm bảo chất độn không bị ẩm ướt sinh mầm bệnh.

Trước khi nuôi đàn mới, chuồng cần phải được sát trùng, gột rửa sạch sẽ. Sử dụng vôi đặc, phun formol 0,05% trước khi nuôi khoảng 3 – 5 ngày.

Nồng độ các khí độc tồn lưu trong chuồng nuôi đạt ở mức thấp theo khuyến cáo của các chuyên gia:

  • H2S trong không khí dưới 7ppm
  • NH3 trong không khí dưới 34ppm
  • CO2 trong không khí dưới 2500ppm
  • Trong chuồng nuôi vẫn phải đảm bảo độ thông thoáng, nhưng tốc độ của gió lùa không vượt quá 0,3m/s.

1. Mật độ

  • Từ 1 – 2 tuần tuổi: 15 – 30 con/m2
  • Ngan nội 3 tuần tuổi: 10 – 15 con/m2
  • Ngan con được 4 tuần tuổi trở lên: 5 – 6 con/m2

2. Nhiệt độ

Vịt xiêm khi nuôi úm trong quây, bà con cần sử dụng đèn sưởi để tăng nhiệt độ môi trường. Bởi vì lúc này, cơ thể chúng chưa thể tự sản sinh ra nhiệt nhưng lại luôn cần ấm. Nếu không dùng đèn sưởi, vịt con sẽ bị chết, nhất là vào mùa lạnh.

  • Vịt xiêm 1 tuần tuổi: 35 – 32 độ C
  • Vịt xiêm 2 tuần tuổi: 32 – 30 độ C
  • Vịt xiêm 3 tuần tuổi: 30 – 28 độ C
  • Vịt con 4 tuần tuổi: 28 – 26 độ C
  • Vịt con 5 tuần tuổi: 26 – 24 độ C

Từ 5 tuần tuổi trở đi, bắt đầu cho chúng làm quen với nhiệt độ môi trường bình thường.

3. Nước uống

Không bao giờ cho ngan nội ăn mà không có nước uống. Yêu cầu nước phải đủ sạch, không lẫn tạp chất. Nhiệt độ nước không lạnh dưới 12 độ C cho vịt con ở tuần đầu và dưới 8 độ C cho vịt ở 2 – 4 tuần kế tiếp.
Đối với ngan con, lượng nước cần thiết trong một ngày là từ 0,3 – 0,4 lít/con/ngày. Khoảng 3 – 5 ngày đầu tiên, bà con nên pha thêm vitamin, khoáng vi lượng để tăng cường bổ sung dưỡng chất cho đàn vịt xiêm.

4.  Thức ăn

Thức ăn là yếu tố cơ bản, cần thiết trong chăn nuôi thủy cầm. Đối với ngan nội, bà con cần phải chuẩn bị nguồn thức ăn có chất lượng tốt, cung cấp đủ lượng dinh dưỡng duy trì và phát triển để nâng cao hiệu suất chăn nuôi.

Vậy nuôi vịt xiêm cho ăn gì?

Dưới đây là các nguồn thức ăn cần thiết để nuôi vịt xiêm lớn nhanh:

  • Thức ăn từ thực vật: thóc, ngô, kê, cao lương, cám gạo; khoai lang, sắn, cà rốt, củ cải, bầu, bí; đậu tương, lạc; các loại khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu vừng, bã bia, hèm rượu…
  • Thức ăn từ động vật: bột tôm, bột cá, bột thịt, bột xương, bột máu, bột vỏ sò, giun quế, đầu cá, cá tạp, cua, ốc, hến… cung cấp axit amin không thể thay thế cho đàn ngan lớn nhanh.
  • Thức ăn thô xanh: thân cây chuối, rau, bèo các loại, cỏ tự nhiên… Ngoài ra, bà con cũng có thể trồng bổ sung một số giống cỏ cho ngan nội. Ví dụ như cỏ voi, cỏ sả, cỏ họ đậu

Công thức chế biến thức ăn cho vịt xiêm nuôi hướng thịt

Với các nguyên liệu đã chuẩn bị như ở trên, bà con chuẩn bị dụng cụ, máy móc cần thiết để tự chế biến thức ăn ngay trong trang trại cho đàn vịt. Tùy vào quy mô đàn và định hướng phát triển mà người chăn nuôi đầu tư trang thiết bị có công suất phù hợp.

Thức ăn từ động – thực vật có thể dùng để làm cám bột, cám viên. Các nguyên liệu thô xanh đem cắt, nghiền nhỏ và trộn với cám cho vịt ăn hàng ngày.

Bà con có thể tham khảo thêm công thức phối trộn thức ăn cho vịt xiêm hướng thịt:

Nguyên liệu (%) Vịt xiêm từ 0 – 3 tuần tuổi Vịt xiêm từ 4 tuần tuổi đến khi bán thịt
Ngô vàng nghiền 45 51,3
Tấm 5 8
Cám gạo 15 7
Khô dầu lạc 17,5 16
Đỗ tương 6 8
Bột cá nhạt 7 8
Bột sò 0,3 0,7
Dicalcium phosphate 0,7 0,5
Premix vitamin – khoáng 0,5 0,5

 

Kỹ thuật cho ăn

 

Khẩu phần ăn đề xuất khi nuôi vịt xiêm thịt

Cách nuôi vịt xiêm mau lơn hữu hiệu nhất là bà con phải cân đối và điều chỉnh nhu cầu thức ăn, nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho đàn vịt. Có thể tham khảo thêm ở bảng dưới đây:

Tuần tuổi Thức ăn
gram/ngày Cộng dồn
1 32 224
2 70 714
3 120 1554
4 170 2744
5 190 4074
6 210 5544
7 230 7154
8 240 8834
9 220 10374
10 220 11914
11 240 13454
12 240 15134

 

Vỗ béo ngan nội xuất chuồng

Ngan nội có thể giết thịt từ tuần thứ 10 – 11 đối với ngan mái và tuần 12 đối với ngan trống. Do vậy, để tăng năng suất kinh tế, bắt đầu từ 50 – 60 ngày tuổi, bà con tiến hành vỗ béo cho ngan thịt xuất chuồng.

Tăng lượng thức ăn lên dần 200 – 300g/ngày. Bổ sung ngô, đậu tương dạng hạt ngâm nở hoặc đem luộc chín cho vịt ăn. Sử dụng kỹ thuật nhồi cưỡng bức 2 lần/ngày.

Ngoài ra cần tiến hành tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh ở giai đoạn quan trọng này. Chất độn chuồng luôn phải khô ráo, không mốc, ẩm ướt. Tuyệt đối không cho đàn vịt xiêm ăn các thức ăn có chứa chất độc, chất nấm mốc, nguồn nước bị ô nhiễm…

Phòng bệnh cho vịt xiêm

Nhìn chung vịt xiêm là giống thủy cầm có sức đề kháng tốt, ít bệnh. Tuy nhiên chúng vẫn có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tụ huyết trùng, dịch tả, bệnh trùng roi… Vì thế, trong suốt quá trình chăn nuôi 1 lứa, bà con cần chuẩn bị và thực hiện tốt các công tác phòng bệnh.

1. Vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi

– Chuồng nuôi luôn khô thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Chuồng hải có sự luân chuyển hàng năm để có thời gian chống trồng, xử lý mầm bệnh.

– Sử dụng vôi bột rải xung quanh. Sau 2 – 3 ngày quét vôi lại một lần nữa. Hoặc dùng Formol 1 – 3% phun toàn bộ nền, tường, khu vực xung quanh.

– Máng ăn, máng uống đem rửa sạch hàng ngày, không để thức ăn tồn đọng, ôi thiu.

2. Thức ăn, nước uống

– Đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng.

– Không cho đàn vịt ăn thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc, nhất là ngô.

– Nước uống sạch, không nhiễm chì, nhiễm sắt. Bà con có thể dùng thuốc tím liều lượng 5g cho 10 lít nước để khử trùng nước uống cho vịt.

3. Tiêm vacxin đầy đủ cho đàn vịt xiêm

Ngày tuổi Vacxin, thuốc kháng sinh
1 – 3 Có thể sử dụng một số loại kháng sinh như: Ampi-coli, Tetracycline, Neox… Dùng để phòng nhiễm trùng rốn, bệnh đường ruột.
15 – 18 Tiêm vacxin dịch tả lần 1.
28 – 46 Tiêm kháng sinh phòng bệnh E Coli, tụ huyết trùng, phó thường hàn
56 – 60 Tiêm vacxin dịch tả lần 2.
70 – 120 Dùng kháng sinh phòng bệnh và bổ sung vitamin cho đàn thủy cầm
135 – 185 Tiêm vacxin dịch tả lần 3

 

Trên đây là tổng hợp các kỹ thuật nuôi vịt xiêm, Hy vọng sẽ cung cấp thêm lượng thông tin hữu ích để bà con nuôi vịt xiêm hiệu quả, phát triển kinh tế…

» Tham khảo thêm: Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker