Kỹ thuật trồng hoa hồng
Kỹ thuật trồng hoa hồng là một trong những yêu cầu chính xác. Để đảm bảo cây phát triển tốt, cho nhiều bông và có được mùi thơm quyến rũ.
Hoa hồng là một trong những loài cây ưa sáng. Khi có điều kiện thích hợp hoa hồng sẽ phát triển tốt. Tuy nhiên cần đảm bảo đúng kỹ thuật để cây cho hương thơm cũng như màu sắc hoa trở nên rực rỡ và tươi tắn.
Hoa hồng là gì? Nguồn gốc đặc điểm
1. Nguồn gốc và phân loại
Đây là loài hoa biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc và sự khát khao vươn tới cái đẹp.
Tuy nhiên đây là loài hoa vô cùng phong phú về màu sắc và mùi hương. Cụ thể hoa hồng có hơn 350 loại khác nhau, đa dạng về màu sắc. Về phân bố chúng rải rác từ vùng ôn đới đến nhiệt đới. Và tùy vào từng vùng khí hậu, kỹ thuật trồng hoa hồng cũng trở nên khác nhau.
Nguồn gốc của hoa hồng phần lớn nằm tại Châu Á. Và một số ít có nguồn gốc bản địa là Châu Âu, Bắc Mỹ, Tây Bắc Phi…
Một số nhóm hoa hồng phổ biến tại nước ta:
- Nhóm giống đỏ: Đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ
- Nhóm giống Phấn Hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ
- Nhóm giống vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam
- Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt
- Nhóm giống trắng: trắng trong, trắng sữa, trắng ngà
- Nhóm hệ nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian.
Tại Việt Nam, hoa hồng rất được yêu thích. Không chỉ vì vẻ ngoài đẹp mà còn vì ý nghĩa của loài hoa này. Chính vì thế tại Việt Nam, hoa hồng rất đa dạng có tới 50 loại tự nhiên, chủ yếu là ở phía Bắc và Lâm Đồng.
2. Đặc điểm của hoa hồng
Về đặc điểm của loài hoa này.
-
Về cây
Chúng thuộc nhóm thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng có nhiều cành, thân hoa có nhiều gai.
Lá cây hoa hồng là lá kép lông chim, các cuống lá có kèm nhẵn. Mỗi lá có 3 – 5 hoặc 5 – 9 lá con. Một số loại hoa hồng, lá chung có răng cưa, màu có thể đậm hoặc nhạt, tùy theo vị trí địa lý nữa…
-
Về hoa
Hoa hồng đa dạng màu sắc khác nhau, nhưng chúng có đặc điểm chung là đều gam màu nổi. Mỗi bông hồng có nhiều cánh khác nhau. Các cánh cuộn tròn, xếp thành nhiều vòng hình nón nhọn, hoặc có dạng giọt nước mắt tròn ở giữa, tùy theo loại… Trên mỗi cụm hoa có thể có 1 hay nhiều hoa tập trung ở cuống dài.
Hoa hồng là một trong những loài hoa lưỡng tính. Nhị đực và nhụy cái có trên một hoa, các nhị đực dính vào nhau bao quanh vòi nhụy. Chúng tự thụ phấn bằng cách phấn hoa chín rơi trên đầu nhụy…
Đài hoa màu xanh với hình trái xoan, trên đỉnh là cánh đài. Hạt hoa hồng nhỏ có lông với lớp vỏ dày vì thế mà chúng nảy mầm rất kém.
Mùi thơm của hoa rất nhẹ nhàng, phảng phất. Cánh hoa rất dễ bị dập nát. Trên mỗi cây sẽ là một màu hoa, thế nhưng sự phát triển lai và kỹ thuật trồng hoa hồng sáng tạo khiến 1 cây có thể có 2 màu trên một bông hoa.
Kỹ thuật trồng hoa hồng
Dưới đây Mẹo Nhà Nông sẽ chia sẻ kỹ thuật trồng hoa hồng. Hy vọng thông tin này sẽ giúp quý bạn đọc có thể tự chăm sóc chậu hoa của mình nở rộ với hương thơm ngất ngây.
1. Chọn chậu
Chọn chậu vô cùng đơn giản. Chỉ cần phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hoa hồng bạn đang có. Tùy vào tuổi của cây để lựa chọn chậu thích hợp, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc giữ ẩm cho rễ.
Tuy nhiên, kỹ thuật trồng hoa hồng này lại không phù hợp với những cành giâm mới mọc rễ, còn non. Khi đó chậu lớn sẽ có quá nhiều độ ẩm và gây ảnh hưởng tới cây.
Việc chú ý tới thoát nước, giữ độ thoáng cho cây hoa hồng là quan trọng. Vì vậy nên lựa chọn chậu có chân với các lỗ thoát nước dưới đáy, tránh trường hợp úng thủy.
2. Đất trồng
Hoa hồng vẫn có khả năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên chọn đất trong kỹ thuật trồng hoa hồng cần được đảm bảo để cây có thể trổ nhiều hoa, cành sum suê phát triển tốt. Đáp ứng nhu cầu phát triển của cây thì ta nên chọn đất tơi xốp và trồng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.
Lựa chọn đất trồng và xử lý mầm bệnh trong đất bằng biện pháp bón lót với vôi, phơi ải trước từ 7 – 10 ngày.
3. Cách trồng hoa hồng
Trồng hoa hồng có nhiều cách khác nhau, tùy vào từng loại cây để lựa chọn cách trồng phù hợp.
– Nếu trồng hoa hồng rễ trần, trước khi thực hiện trồng hoa, chúng ta ngâm trong xô nước trước một vài giờ. Nếu trồng cây mua có sẵn chậu thì cần tưới nước cung cấp đủ độ ẩm cho đất trước khi trồng.
– Tiến hành trồng hoa hồng, cho một lớp than hoa rồi một lớp xơ dừa ở dưới đáy chậu giúp tạo độ thoáng, giúp thoát nước nhanh, ngoài ra xơ dừa giúp giữ ẩm đối với những ngày nắng nóng.
– Sau khi cho lớp đất đầu tiên vào chậu, làm chặt đất sau đó cho đất đầy chậu. Tạo một lỗ vừa đủ gốc cây hoa hồng và lấp toàn bộ rễ, cách miệng chậu 4-5cm là được.
– Sau khi trồng có thể bón thêm thuốc kích rễ. Lần đầu tiên tưới nước thật đẫm rồi chờ khoảng vài tuần để đất khô sau đó mới tưới tiếp. Nếu quá nhiều nước cây sẽ bị úng.
– Để cây hoa hồng có nhiều hoa ta chọn hướng nắng: Nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.
Kỹ thuật trồng hoa hồng có nhiều hoa
1. Hướng dẫn
Đầu tiên muốn cho cây khỏe thì phải cho bộ lá của cây phát triển xanh và khỏe và hoàn toàn không bị sâu bệnh hại, bạn có thể dùng thuốc để phun cho cây để cho lá của cây trở nên xanh và phát triển hơn nữa.
Đặc biệt để cho cây phát triển thì quan trọng nhất là yếu tố là chuẩn bị trước khi trồng, (đất trồng và phân bón cho cây và cách tỉa lá với hạ cành vào từng mùa)
Cách trồng cây trong chậu:
Đầu tiên ta lót đáy chậu bằng than củi để thoát nước tốt, không dùng than đước có hàm lượng muối cao sẽ làm hư rễ. Trồng cây vào chậu có kích thước phù hợp gấp 1,5- 2 lần bầu đất (không nên trồng chậu quá to ở giai đoạn đầu).
Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.
Cây nảy mầm (mọc chồi mới) (4-10 ngày). Hàng tuần bón phân hữu cơ chậm tan, Hàng tháng bón NPK 1 muỗng café – rắc xa gốc. Lưu ý là phân hóa học chỉ dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng dư.
Đó là cách trồng cây trên chậu để cho cây có đầy đủ dinh dưỡng để cho phát triển về sau này sau khi trồng xong, bạn có thể bón thuốc kích rễ. Khi bón thuốc, chú ý đọc hướng dẫn để biết liều lượng phù hợp cũng như bón xa gốc khiến cây không bị xót.
Khi cây còn quá bé, chỉ tưới thật đẫm lần đầu rồi chờ khoảng vài ba tuần, cho khi thấy đất thật khô mới tưới tiếp. Nếu đất quá ẩm, cây dễ bị úng và không ra rễ.
2. Bón phân
Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.
Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.
Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.
Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…
Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ. Khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
3. Cách tỉa cành lá
Bắt đầu tỉa bớt lá của cây để cho gốc cây thoáng hơn tránh cây bị bệnh. Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ. Khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa có sức đâm nhánh mới. Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp. Đó là báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây cho nhánh ốm yếu vống cao. Thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm. Thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tăm, cành hương để cây được thông thoáng. Ngoài ra cần thường xuyên tỉa nụ để ổn định số nụ trên cành cây. Giúp cho bông hoa to, đủ dinh dưỡng, giảm sâu bệnh. Phương pháp tỉa cành, ngắt ngọn, ngắt nụ, tạo hình cho cây hoa hồng được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra những chồi mới. Trong quá trình chăm sóc, chú ý tỉa bớt những nhánh xấu để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa cho nhánh khỏe.
Khi ta cắt như vậy cây sẽ khỏe hơn và tập trung nhiều dinh dưỡng cho cây hơn và tạo ra cho bạn một cây hoa hồng cho nhiều hơn hơn tất cả các cây khác.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại
Cần tưới cho cây hoa Hồng đủ nước để lá quang hợp. Nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần.
Lá cây bị nhợt màu và vàng lá, quăn queo rồi rụng đi. Đề nghị tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón lá bổng sung vitamin cho cây hoa Hồng.
Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp. Có thể dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc. chọn loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
» Tham khảo thêm: Những vườn hồng đẹp nhất thế giới
Bệnh đốm đen:
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt.
Bệnh gỉ sắt:
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt. Hình thành ở mặt dưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc…
Bệnh phấn trắng:
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám. Bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông. Bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít. Hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc.
Kỹ thuật trồng hoa hồng cũng như kinh nghiệm trồng hoa hồng. Mẹo Nhà Nông sưu tầm đầy đủ ở bài trên. Hy vọng quý bạn đọc sẽ có những bông hoa hồng, vườn hồng tuyệt đẹp do chính tay mình trồng và chăm sóc.
» Tham khảo thêm: Kỹ thuật trồng cây Mác Ca