Mô hình chăn nuôi nhỏ
Nhưng với diện tích nhỏ, thì chăn nuôi như thế nào để mang lại hiệu quả cao?
Mô hình chăn nuôi nhỏ và nhóm ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong nền Nông nghiệp Việt Nam. Nhưng với diện tích nhỏ, thì chăn nuôi như thế nào để mang lại hiệu quả cao?
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số Mô hình chăn nuôi nhỏ, vốn đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh.
1. Nuôi gà thả vườn
Chất lượng cuộc sống tăng cao đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ “khó tính” hơn.
Người người, nhà nhà tập trung vào việc ăn ngon. Chứ không chỉ đơn thuần là đủ ăn như ngày trước.
Chính vì thế thịt gà thả đồng với nguồn thức ăn tự nhiên thay vì ăn cám tăng trọng như gà công nghiệp vẫn được bày bán tràn lan ngày càng được ưa chuộng.
Mỗi ngày dùng một xe chuyên dụng chở đàn gà ra đồng và thả để chúng tìm giun, côn trùng, thóc vương vãi ngoài đồng để ăn, buổi tối lại lùa về và nhốt trong chuồng.
Cách làm này rất đơn giản và tiết khoản lớn kiệm chi phí chăn nuôi cho người nông dân.
Do ăn thức ăn tự nhiên nên nguồn thức ăn tăng trọng cần phải sử dụng rất ít, chất lượng trứng và thịt được cải thiện. Giá thành gà cao hơn thì đương nhiên lợi nhuận nhiều và người nông dân được lợi rất lớn.
»Tham khảo: Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
2. Nuôi lợn nhốt chuồng
Sau đợt dịch tả lợn châu Phi bùng nổ và lây lan trên diện rộng, đã có rất nhiều trang trại thiệt hại nặng nề, thậm chí mất trắng.
Tuy nhiên, với các nông hộ chăn nuôi diện tích nhỏ thì nuôi lợn nhốt chuồng vẫn là phương thức làm kinh tế nhỏ tại nhà đem lại hiệu quả cao.
Thịt lợn đã quá quen thuộc và không thể thiếu đối với thị trường thực phẩm. Tuy nhiên vì tâm lý sợ có chứa chất cấm, chất tăng trọng, có mầm bệnh hoặc sử dụng hóa chất để tẩm ướp thịt nên người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn, thậm chí ưa chuộng các mặt hàng nhập khẩu hay thịt lợn của các thương hiệu lớn, có uy tín.
Nuôi lợn với diện tích nhỏ
Với một diện tích nhỏ, vốn ít, quy mô hộ gia đình bà con vẫn có thể chăn nuôi lợn để cạnh tranh với thị trường, hướng chăn nuôi ở đây chính là mô hình an toàn sinh học, chăn nuôi lợn sạch.
Chuồng nuôi lợn xây dựng khá đơn giản, vật liệu chính là gạch và bê tông, phía tròng chuồng nuôi ngăn thành các ô bằng thép dày hoặc tường gạch. Mật độ nuôi trung bình từ 0,7 – 1m2/con. Mật độ có thể thay đổi khi đàn lợn lớn. Yêu cầu của mô hình chăn nuôi lợn sạch là chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ nước tắm rửa chuồng trại, có thể thống tiêu nước, tiêu phân, hầm chứa biogas để đảm bảo vệ sinh, hạn chế mầm bệnh…
Điều quan trọng để nuôi lợn theo mô hình an toàn sinh học diện tích nhỏ mà vẫn đạt năng suất cao là bà con nên thiết lập mô hình chăn nuôi khép kín, tự sản xuất thức ăn từ nguyên liệu sẵn có, các loại ngũ cốc, phụ phẩm công nghiệp, chế phẩm sinh học.
Đây là nguồn nguyên liệu có giá thành rẻ, có thể tự sản xuất, kiểm nghiệm dễ tra chất lượng đầu vào. Hơn nữa bà con cũng không phải phụ thuộc vào giá cả lên xuống bấp bênh của thức ăn chăn nuôi trên thị trường.
Nuôi lợn nhốt chuồng theo phương pháp này, bà con vừa có thể tiết kiệm chi phí mua cám công nghiệp lại hạn chế được mầm bệnh cho đàn lợn. Khi xuất bán, thịt thương phẩm thơm ngon hơn hẳn, có giá bán cạnh tranh tốt trên thị trường.
»Tham khảo: Các loại thức ăn dành cho heo
3. Nuôi hươu lấy nhung
Chăn nuôi hươu là gợi ý tiếp theo . Meonhanong muốn gởi đến các bạn trong chủ đề bài viết hôm nay.
Nhiều người nuôi hươu với mục tiêu lấy nhung hươu để bán. Hoặc cũng có thể bán thịt. Loài hươu phù hợp với khí hậu và điều kiện tự nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Lượng thức ăn cho hươu rất ít. Nhưng nó lại chia ra nhiều bữa trong ngày nên chúng ta phải thường xuyên cho ăn.
Thức ăn chủ yếu là lá, cỏ non, các loại trái cây. Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp thêm chất khoáng ví dụ như muối bằng cách pha loãng vào nước uống để cung cấp cho hươu.
Loài hươu có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh nhưng không vì thế mà chủ quan không quan tâm để ý theo dõi đến tình trạng sức khỏe của bầy hươu.
Nếu nhận thấy hươu có những triệu chứng bất thường như xổ mũi, bỏ ăn,… thì phải kịp thời cách ly và mời bác sĩ thú y về khám chữa bệnh.
Khâu chọn giống rất quan trọng nên phải tìm hiểu thật kỹ và nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để giúp lựa chọn ra những con giống tốt nhất.
Nhung hươu có giá trị kinh tế cao trên thị trường, giúp mang lại thu nhập ổn định cho bà con chăn nuôi nên khi lựa chọn phát triển mô hình này bà con không phải lo việc không có đầu ra. Một cặp nhung hươu được bán với giá khoảng 13 triệu – 15 triệu/1 cặp nhung hươu 1 kg. Vậy cứ bán nhiều cặp nhung hươu sẽ thu được nhiều tiền. Ngoài ra, có thể bán thêm con giống và hươu thịt để kiếm thêm thu nhập. Chi phí đầu tư nuôi hươu không quá cao nên lợi nhuận thu về sẽ nhiều so với việc đầu tư chăn nuôi các con giống khác.
4. Nuôi dê cừu quy mô nhỏ
Nuôi dê, cừu quy mô nhỏ cũng là một hướng đi mới giúp bà con trả lời câu hỏi chăn nuôi gì lợi nhuận cao. Hiện nay, thịt dê đực tơ nguyên con móc hàm có giá lên tới 195.000 đồng/kg, thịt cừu đực tơ nguyên con móc hàm có giá khoảng 160.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn hẳn so với nhiều loại gia súc khác.
Nếu có diện tích đồng cỏ, đất đồi, bà con có thể nuôi theo mô hình chăn thả. Tuy nhiên để đạt năng suất cao đồng thời giải quyết khó khăn cho những hộ dân không có diện tích đất đồi, không có thời gian chăn thả thì nuôi dê cừu nhốt chuồng quy mô nhỏ là phù hợp nhất.
Chuồng nuôi được làm từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm như tre, nứa, gỗ, lá cọ… Mật độ nuôi dê cừu khi còn nhỏ chỉ khoảng 1,2m2/con, mật độ nuôi con trưởng thành từ 3 – 4m2/con.
Ngoài các giống dê cừu địa phương, hiện nay có rất nhiều giống nhập ngoại. Cho sản lượng thịt cao, sức đề kháng tốt như dê Bách Thảo, dê Boer… Mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho người nông dân vươn lên thoát nghèo.
Dê ăn tạp, ăn được rất nhiều loại thức ăn khác nhau. Hầu hết là cỏ tự nhiên, cỏ trồng, lá cây, rau bèo, củ quả…. Đây là một lợi thế, bà con có thể tận dụng trong tự nhiên hoặc tự sản xuất để nuôi vỗ béo dê cừu.
» Tham khảo: Nuôi dê lấy sữa hướng đi mới cho nhà nông
Ví dụ điển hình
Trường hợp chị Nguyễn Thị Hà (Huyện Thuận Nam, Tỉnh Ninh Thuận).
Năm 2011, với nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội. Chị mua 10 con cừu, 15 con dê nuôi sinh sản, sau hơn 2 năm đã trả được nợ lại có thể nuôi các con ăn học.
Đến năm 2014, chị học hỏi thêm kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng. Và tiếp tục chi 20 triệu mua 20 con dê, 12 con cừu về nuôi lấy thịt. Chỉ từ 4 – 6 tháng có thể xuất chuồng, sau khi trừ mọi chi phí, chị thu lãi 15 triệu đồng/ lứa.
5. Nuôi thỏ
Nuôi gì với diện tích nhỏ? Nuôi thỏ cũng sẽ làm một hướng đi mới giúp bà con làm giàu ngay cả khi không có quá nhiều diện tích và vốn.
Với diện tích nhỏ, bà con có thể làm chuồng nuôi theo kiểu 2 – 3 tầng, chia thành các ô nuôi vừa tiện cho việc chăm sóc lại tiết kiệm không gian.
Thỏ cũng là một loại gia súc ăn tạp. Có thể ăn được nhiều loại thức ăn của trâu, bò, dê, ngựa….
Do đó khi nuôi thỏ, bà con không cần quá lo lắng về thức ăn. Quan trọng chỉ cần nắm vững kỹ thuật nuôi thỏ nhốt chuồng để giảm rủi ro, nâng cao năng suất.
Giá thịt thỏ các loại giao động từ 65.000 – 130.000 đồng/kg. Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao, là món mới, hấp dẫn hơn cả. Tất nhiên chúng hơn so với nhiều loại vật nuôi khác do đó thị trường đầu ra luôn luôn mở rộng với bà con.
6. Nuôi chim cút đẻ trứng
Có lẽ trứng chim cút không quá xa lạ với tất cả mọi người. Đây là một trong những nguyên liệu để chế biến ra nhiều món ăn khác nhau được mọi người yêu thích.
Nuôi chim cút lấy trứng không tốn diện tích. Vì bà con có thể làm lồng nuôi theo kiểu xếp tầng.
Chỉ cần 1 chiếc lồng cỡ 1.0 x 0,5 x 0,2m ở một tầng đã có thể nhốt được từ 20 – 25 con cút mái.
Cút mái có thể bắt đầu cho trứng từ 60 ngày tuổi. Trung bình 1 ngày đẻ 1 quả, nếu chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, sản lượng trứng có thể đạt 360 – 400 quả/mái/năm.
Ngoài ra, chim cút còn là một trong những loài chim có sức đề kháng rất mạnh. Có thể thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, khí hậu.Sau khi mô hình nuôi chim cút đẻ trứng bắt đầu cho lãi. Bà con có thể mở rộng hình thức nuôi lấy thịt thương phẩm để bán.
Trứng chim cút và thịt chim cút tuy nhỏ. Nhưng được thị trường rất ưa chuộng, sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng.
Để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Bà con có thể bắt đầu khởi nghiệp với mô hình nuôi hiệu quả, diện tích nhỏ, ít vốn này.
7. Nuôi bồ câu thịt
Trên thị trường hiện nay, 1 cặp bồ câu thịt có giá bán khoảng 140.000 đồng.
1 cặp bồ câu giống có giá từ 250.000 đồng (2 tháng tuổi) đã và đang giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo. Thu lãi cao gấp đôi, gấp 3 lần so với nuôi gà, vịt.
Kỹ thuật nuôi bồ câu khá đơn giản, dễ chăm sóc. Đặc biệt giống bồ câu Pháp nếu được chăm sóc tốt sẽ đạt tỉ lệ sống sốt lên đến 99%, rủi ro thấp.
Đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả phù hợp với diện tích nhỏ. Vì lồng nuôi của chim bồ câu được thiết kế thành các ô chuồng xếp chồng lên nhau.
Kích thước: mỗi chuồng nuôi thịt chỉ cần dài 10m, rộng 6m, cao 3,5m. Đã có thể nuôi nhốt với mật độ từ 45 – 50 con/m2.
Vật liệu: làm lồng nuôi đơn giản, có thể lấy tre, nước. Hoặc mua lồng làm bằng thép bên ngoài thị trường.
8. Nuôi lươn trong bể xi măng
Còn với diện tích nhỏ thì nuôi con gì dễ nhất? Câu trả lời chính là nuôi lươn trong bể xi măng. Với mô hình nuôi lươn trong bể xi măng, bà con không cần ao nuôi có bùn như trước đây.
Ngoài ra, nuôi lươn trong bể xi măng còn có ưu điểm:
Có thể nuôi với mật độ cao, dễ chăm sóc, kiểm soát số lượng, dịch bệnh. Dễ thu hoạch, tránh hoàn toàn tình trạng lươn đao lỗ đi mất như nuôi trong ao bùn.
Bà con có thể tận dụng chuồng nuôi lợn cũ để cải tạo lại hoặc xây bể mới gần nhà. Diện tích mỗi bể chỉ khoảng từ 4 – 6m2. Nếu mua lươn giống cỡ 1.500 con/kg, thả với mật độ 1000 – 1500 con/m2.
Thức ăn của lươn là cá tạp có giá trị kinh tế thấp. Các loại hạt ngũ cốc đem nghiền nhỏ, nấu chín, phụ phẩm từ các nhà máy chế biến. Như bã bia, bánh dầu đậu nành đậu phộng, dầu dừa…
Bà con tận dụng nguyên liệu. Và tự sản xuất thức chăn nuôi lươn sẽ tiết kiệm được từ 30 – 50% tổng chi phí. Sau khoảng 6 tháng nuôi. Lươn có thể đạt trọng lượng khoảng 0,2 – 0,3kg/con, lúc này đã có thể xuất bán.
Trên đây là chia sẻ của Meonhanong về một số mô hình chăn nuôi nhỏ.
Bạn đã tìm thấy được đâu là mô hình phù hợp chưa? Hi vọng bạn đọc có thể sớm áp dụng. Cải thiện về kinh tế Gia đình, thành công với mô hình mà mình lựa chọn.
»Tham khảo: Nuôi con gì hiệu quả nhất hiện nay