Thức ăn cho cá mè trắng
Thức ăn cho cá mè trắng là một trong các yếu tố hàng đầu cần được chú ý trong chăn nuôi thủy sản. Vậy nuôi cá mè trắng cần những yếu tố nào để đạt hiệu quả kinh tế cao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nuôi cá mè trắng được đánh giá là một trong những hoạt động nông nghiệp mang lại lợi nhuận kinh tế cao, bởi đây là loài cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hẳn so với những giống cá khác.
Thức ăn cho cá mè trắng hiệu quả là sử dụng cám viên, là một loại thức ăn cho cá mè trắng giàu hàm lượng dinh dưỡng giúp cá mau ăn chóng lớn và cho thu hoạch sớm.
1. Vì sao nên nuôi cá mè trắng?
Theo các nhà sinh vật học, đặc điểm cá mè trắng là thích những nơi có vùng nước tĩnh, chúng thường sống ở tầng nước giữa trên và sẽ sinh sôi, phát triển trong làn nước có nhiều độ từ 20 đến 30 độ C, độ pH vào khoảng 7 đến 7,5, hàm lượng oxy đạt từ 3mg/lít trở lên. Nhìn chung, những điều kiện trên đây rất phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
Hiện nay, cá mè trắng Hoa Nam hay cá mè hoa cũng là một trong những giống cá được nhiều nông hộ quan tâm, tìm hiểu. Cũng là cá mè nhưng loài cá này có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng thường sống ở cả tầng nước trên và giữa, tính cách cũng có phần hiền hòa và ít nhảy hơn. Thêm vào đó, việc có tốc độ lớn nhanh hơn so với cá mè trắng khiến không ít bà con đã quyết định chọn nuôi giống cá này.
Tuy nhiên, không gian nuôi chính là đặc điểm phân biệt cá mè trắng và cá mè hoa chính yếu nhất. Theo đó, cá mè hoa chỉ thích hợp để nuôi ở sông, hồ với mặt nước cũng như diện tích nuôi lớn, nếu nuôi trong ao thì chúng sẽ chậm lớn hơn hẳn. Ngược lại, cá mè trắng lại có thể nuôi với mật độ dày đặc trong ao và có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.
Dựa vào những yếu tố trên có thể thấy rằng, cá mè trắng là giống cá phù hợp với điều kiện nuôi trồng của phần lớn nông hộ Việt, khi có thể chăn nuôi ngay trên phần diện tích canh tác của gia đình mà không cần phải xây bè trên sông, hồ. Điều này cũng có nghĩa, quá trình chăm sóc và thu hoạch sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
2. Bí quyết nuôi cá mè trắng đạt hiệu quả kinh tế cao
Để nuôi cá mè trắng đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con cần áp dụng và tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn gồm các bước như chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, thả cá, chuẩn bị thức ăn, cho cá ăn, quản lý và chăm sóc ao nuôi. Trong đó, chuẩn bị thức ăn cho cá mè trắng được đánh giá là một trong những bước quan trọng bậc nhất và là bí quyết thành công, bởi khi được cung cấp lượng thức ăn chất lượng thì cá sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng rất nhanh.
2.1. Chuẩn bị ao nuôi
Như đã đề cập, bà con có thể nuôi cá mè trắng với mật độ dày đặc trong ao nuôi có diện tích mặt nước vừa phải. Tuy vậy, tối ưu nhất thì bà con nên nuôi trong ao có diện tích tối thiểu đạt từ 500 đến 1.000 mét vuông, độ sâu vào khoảng 1,5 đến 2 mét và phải đảm bảo không bị ô nhiễm nguồn nước cấp cho ao.
Trước khi tiến hành thả cá, bà con cần tiết hành tát dọn, nạo vét bùn đáy đồng thời gia cố những khu vực đang bị sạt lở để tạo không gian nuôi tốt nhất cho cá. Tiếp theo, bà con cần rắc vôi để diệt cá tạp cũng như các loại thiên địch khác của cá mè trắng, khối lượng khuyên dùng là khoảng 7 đến 10kg cho mỗi 100 mét vuông.
Kế đến, bà con tiến hành phơi đáy ao dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 5 đến 7 ngày cho đến khi xuất hiện các vết nứt chân chim, sau đó bón lót thêm phân chuồng nhằm tạo ra một lượng thức ăn tự nhiên cho cá. Ở bước cuối cùng, bà con hãy cho nước vào ao và ngâm trong khoảng 5 đến 7 ngày, khi nước bắt đầu ngã sang màu xanh lục là đã có thể thả cá vào ao nuôi.
2.2. Chọn và thả cá giống
Cá giống có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động nuôi cá mè trắng, khi quyết định đến tốc độ tăng trưởng, khả năng kháng dịch bệnh cũng như chất lượng cá khi thu hoạch và phân phối ra thị trường. Cũng chính vì lý do này, bà con nên lựa chọn những cơ sở cung cấp cá giống uy tín, chất lượng tại địa phương.
Khi chọn mua cá giống, bà con cần quan sát và lựa chọn cá có kích cỡ đều nhau từ 10 đến 20 cm, không có dị hình, vết xước trên cơ thể. Đặc biệt, chúng phải có màu sắc tự nhiên, khả năng bơi lội vẫn còn lanh lẹ, linh hoạt, không có hiện tượng bị mất nhớt hoặc lờ đờ như đang mắc bệnh.
Về thời điểm thả cá giống, các chuyên gia khuyến nghị bà con nên thả vào hai vụ chính là vụ xuân và vụ thu. Khi thực hiện công đoạn thả cá, một bí quyết hay là bà con cần ngâm cả túi cá trên mặt nước trong khoảng 15 phút, sau đó mới tiến hành thả toàn bộ cá bên trong ra để hạn chế tình trạng sốc nhiệt.
2.3. Mật độ nuôi cá
Là giống loài cho phép nông hộ có thể nuôi với mật độ dày, thực tế cho thấy bà con có thể nuôi từ 10.000 đến 14.000 con trên mỗi ha (tương đương 10.000 mét vuông). Nếu muốn, bà con cũng có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá khác nhau trên cùng một diện tích ao hồ. Cụ thể, mật độ thả cá mè trong ao là 60% đối với mè trắng, 5% đối với mè hoa, 3% đối với trắm cỏ, 25% đối với cá trôi và khoảng 7% đối với cá chép.
Tất nhiên, đây chỉ là tỉ lệ mang tính chất tham khảo và các nông hộ hoàn toàn có thể thay đổi dựa trên tình hình thực tế. Dẫu vậy, cá mè trắng vẫn là loài nuôi chính yếu nên bà con vẫn nên đảm bảo tỉ trọng lớn hơn so với các loài cá khác trong ao nuôi nhé!
2.4. Thức ăn cho cá
Có thể nói, biết được cá mè trắng ăn gì sẽ là bí quyết giúp các nông hộ làm chủ quá trình sinh trưởng, phát triển của cá, từ đó đạt được năng suất, chất lượng cao khi thu hoạch và có được nguồn lợi kinh tế rất lớn. Thông thường, 3 đến ngày sau khi nở cá mè trắng con sẽ ăn chủ yếu động vật phù du và luân trùng, khi đạt đến kích thước từ 2,5 đến 3cm trở lên thì chúng sẽ bắt đầu chuyển sang ăn thực vật phù du. Đây cũng là lý do vì sao bà con cần bón lót phân chuồng dưới đáy ao nuôi để tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
Ngoài những loại thức ăn như lá dầm, phân đạm, phân lân,… thì việc cho cá ăn thêm cám viên chính là bí quyết thành công của một số nông hộ. Theo đó, bà con sẽ tạo ra những viên cám nổi từ hỗn hợp nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao, có khả năng nổi trên mặt nước đến 30 phút để cá dễ ăn hơn, đồng thời bà con cũng sẽ nhận biết được lượng thức ăn còn dư trên bề mặt hồ để cung cấp một cách hợp lý hơn.
Về cách thức tạo ra cám viên nổi, bà con chỉ cần phối trộn hỗn hợp nguyên liệu có độ ẩm từ 10 đến 15% rồi cho vào máy ép cám viên cho cá.
Như vậy, với giải pháp tự tạo ra cám viên nổi để làm thức ăn cho cá mè trắng hằng ngày, bà con sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư đáng kể, hơn thế nữa cá sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, ít mắc dịch bệnh và cho chất lượng thịt thơm ngon hơn hẳn.
2.5. Cách cho cá ăn
Tùy theo từng loại thức ăn mà bà con sẽ có cách cho cá mè ăn khác nhau. Nếu đó là các loại thức ăn xanh như rau cỏ, bèo,… thì bà con tiến hành băm nhỏ rồi cho vào khung tre nổi để cá ăn tập trung hơn, đồng thời bà con cũng dễ làm vệ sinh và thu gom thức ăn dư thừa hơn. Quy cách thực hiện tiêu chuẩn như sau:
-
Mỗi 100 mét vuông diện tích ao nuôi thì làm 1 mét vuông khung tre.
-
Khung tre cần được đặt cách bờ ao khoảng 1,5 đến 2 mét.
Với những loại thức ăn khác, bà con có thể cho cá ăn bằng giàn hoặc máng theo quy cách sau đây:
-
Giàn máng cần được đặt cách đáy ao tối thiểu là 40 cm.
-
Mỗi 100 mét vuông diện tích ao nuôi thì đặt 1 đến 2 giàn tre.
2.6. Quản lý và chăm sóc ao nuôi
Trong quá trình nuôi cá mè trắng, bà con cũng cần thường xuyên thực hiện việc quản lý và chăm sóc ao nuôi, để từ đó có thể sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và khắc phục ngay lập tức để bảo vệ đàn cá. Một số việc cần thực hiện bao gồm:
-
Kiểm tra bờ, cống rãnh, đăng màng, cọc nhằm hạn chế tình trạng cá tạp lọt vào ao nuôi và gây hại cho cá mè trắng.
-
Theo dõi màu nước để phòng trừ tảo cũng như kịp thời tăng – giảm lượng thức ăn, phân bón sao cho tối ưu nhất.
-
Cá sẽ dễ gặp phải tình trạng thiếu oxy khi trời oi bức, điều này được biểu hiện qua việc màu sắc trên lưng đổi sang màu vàng, môi dưới dài ra, bà con hãy chú ý để có sự điều chỉnh kịp thời.
-
Theo dõi lượng thức ăn để nhận biết, chẳng hạn còn thừa nhiều thì phải giảm, nước ao đục thì phải tăng thêm do cá đói, nước ao có màu nõn chuối là rất tốt vì đất giàu dinh dưỡng.
Như vậy có thể thấy rằng, thức ăn cho cá mè trắng là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến tốc độ tăng trưởng, khả năng chống chịu dịch bệnh, chất lượng thịt của cá sau khi thu hoạch và tất nhiên là cả lợi ích kinh tế của các nông hộ.
»Tham khảo: Kỹ thuật nuôi cá trôi Ấn Độ