Kỹ thuật trồng cam hiệu quả
Cam là loại quả được nhiều người yêu thích. Cùng tìm hiểu về quy trình chọn phương thức và cách trồng cam hiệu quả nhé!
Trồng cam là một trong những lĩnh vực được nhà nông quan tâm. Hãy cùng Mẹo Nhà Nông tham khảo cách trồng cam hiệu quả nhé!
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Cây cam có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng. Vì sự hiện diện của tầng đất này sẽ làm cản trở sự phát triển của bộ rễ.
Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có bề dày từ 80-100 cm. có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước. Mực nước ngầm dưới 1 m đều có thể trồng cam quýt. Nếu mực nước ngầm cao, ít thoát nước thì phải có hệ thống thoát nước tốt, lên liếp để trồng.
Đất cát pha thịt hay đất thịt có chiều sâu ít nhất là 1m. Đất phải tơi xốp, thoáng khí là những loại đất lý tưởng nhất thích hợp để trồng cây cam.
Nhiệt độ thích hợp là 18-35 độ C. Ánh sáng là một trong những điều kiện quan trọng nhất đối với cây cam. Nó quyết định chất lượng quả cam ngọt, giòn và thơm.
Độ pH của đất là từ 5– 6.5. Ẩm độ thích hợp nhất là 70-80%. Lượng mưa cần khoảng 1000-2000mm/ năm.
Trong mùa nắng, cần phải tưới nước và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3g/lít.
Đất trồng: Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m
– Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.
2. Lựa chọn giống cam để trồng
Hiện nay trên thị trường có những giống cam như cam sành, cam Cao Phong, canh Vinh, cam Xoàn… Bạn có thể lựa chọn giống tùy điều kiện và sở thích.
Chọn cây giống có chiều cao trên 30cm khỏe mạnh, lá xanh, cứng cáp. không sâu bệnh hại.
Cây giống cam có 2 loại chính: loại chiết cành và loại ghép (không dùng hạt làm giống).
Đối với giống chiết cành có ưu điểm là cây mau ra quả nhưng tuổi thọ của cây kém, bộ rễ không khỏe. Đối với cây ghép có ưu điểm là bộ rễ khỏe hơn, cây sẽ khỏe hơn, cứng cáp hơn, tuổi thọ lâu hơn.
3. Mật độ và thời vụ thích hợp để trồng cam
Mật độ trồng cây cam thích hợp đối với cây ghép là 500 cây/ha. Khoảng cách trồng cây là 4m x 4,5m. Đối với loại cam chiết ghép mật độ trồng cây phù hợp là 1000 cây/ha, và khoảng cách trồng là 3mx3m.
Thời vụ trồng cây cam thích hợp nhất là trồng vào Mùa Xuân từ tháng hai đến tháng tư và mùa Thu là từ tháng tám đến tháng mười.
4. Làm đất, bón lót và trồng cây
Làm sạch cỏ. Trước khi cày bừa đất cần rắc vôi
Vét một hố nhỏ giữa mô. Đặt bầu cây đã xé túi bầu vào hố (tránh trồng cây giống tiếp xúc với phân), lắp đất lại cao hơn mặt bầu khoảng 3-5cm, nén chặt đất.
Nên tỉa bớt lá trên cây giống. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán
Tủ rơm hoặc chấu đã ải xung quanh gốc cây. Khi phủ rơm không được phủ kín gốc cây. Cắm cọc cho cây giúp cây đứng vững không bị đổ khi gặp mưa bão. Tưới nước cho cây cam.
Cần chú ý: Nên trồng cam vào khoảng 18 giờ mỗi ngày. Vì lúc này trời mát có lợi cho sự phát triển của cây.
5. Chăm sóc cây cam sau trồng
5.1 Tưới nước khi trồng cam
Cần tưới nước thường xuyên để cây cam sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với các tỉnh miền núi thời tiết thường khô hạn, cần tưới nước cho cây cam để đảm bảo đủ độ ẩm trong đất
Áp dụng phương pháp tưới thẩm thấu hoặc tưới phun mưa. Nếu chủ động được về lượng nước tưới cho cây thì tháo nước vào các rãnh nông. Tiếp đó để cho nước ngấm vào cây một ngày thì tháo nước cạn đi. Đây là phương pháp tốt nhất.
5.2 Tỉa cành
Khi cây ra nhiều cành cần phải cắt bớt các cành nhỏ, cành mọc sâu trong tán và những cành bị sâu bệnh hại. Việc làm này giúp tạo tán cho cây để cây thông thoáng.
Cây sẽ phát triển nhanh và bớt sâu bệnh hại. Việc tỉa cành cần phải làm mỗi năm sau mỗi vụ thu hái quả. Vào thời kì cam ra nụ, quả non cần phải loại bỏ bớt những hoa bị dị dạng, hoa ra muộn, hoa quả mọc ở vị trí không thích hợp.
Chỉ để lại những quả trên cành đối xứng nhau. Bởi cam là loại cây trồng ra rất nhiều hoa mỗi vụ mà tỉ lệ đậu quả thường không cao.
Nếu trồng cam với diện tích rộng không thể thực hiện bằng tay thì có thể phun vào cây các chất điều hòa sinh trưởng. Cần mua các chất điều hòa sinh trưởng này ở những cửa hàng uy tín.
Cắt tỉa những lá cam già và yếu:
Cần chú ý tỉa cành, tỉa lá cho cây thường. Cắt tỉa lá già, lá yếu và các lá bị bệnh nhằm mục đích làm cho sâu bệnh hại cây không có chỗ sinh sôi nảy nở.
Không tốn thêm chất dinh dưỡng nuôi các lá bị sâu bệnh, các lá già yếu sắp hỏng.
Cần thực hiện cắt bỏ những cành Cam sum xuê xung quanh gốc, những cành cây khô già và cành nhỏ, yếu. Mục đích để tạo độ thông thoáng giúp cây nhận được ánh sáng. Lượng chất dinh dưỡng tối đa để đạt được năng suất tốt nhất.
5.3 Tỉa hoa cho cây cam
Phương pháp làm giảm thời gian cho cây Cam ra hoa và nhanh đậu quả: Đây là phương pháp giúp thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch ngắn. Không tốn nhiều thời gian chăm sóc cho cây. Cần hạn chế tưới nước cho cây. Cắt bỏ toàn bộ các lá nhỏ bé, già yếu, các chồi vượt cành nhỏ đã mọc trong các tán cây. Cần chú ý khi thấy hiện tượng cây bắt đầu ra những nụ hoa bé xíu thì thực hiện tưới nước liên tục 2 ngày liền. Đảm bảo trong hai ngày này cây đạt dộ ẩm tối đa. Khi Cam đã đậu quả với kích thước bằng đầu đũa cần cung cấp thêm phân NPK với liều lượng 0,5kg/cây cho cây giúp quả nhanh lớn.
6. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
– Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella ):
Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên.
Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non .
Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định.
– Sâu đục thân, cành:
Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc cypermap 25EC, Map permethrin 50EC…), có thể rải ít Basudin 10 H, dùng móc sắt bắt sâu.
– Nhện đỏ, nhện trắng:
Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái. Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng.
Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau.
Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND… (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)…
Bệnh Bồ hóng:
Bệnh thường xuất hiện nơi râm mát, và đây là bệnh kế phát sau khi có sự hiện diện của côn trùng họ chích hút.
Nấm phát triển trên bề mặt lá, cành non, tạo thành lớp dày che kín cả mặt lá, thân, trái.
Hạn chế sự phát triển của nhóm côn trùng họ chích hút, bằng các loại thuốc đặc trị cho từng nhóm côn trùng chích hút ấy. Dùng máy phun nước lên tán cây rửa trôi các chất thải của côn trùng họ chích hút thải ra.
Hạn chế sử dụng phân bón qua lá, nếu phun phân bón qua lá nhiều bệnh gây hại ngày càng nặng hơn.
Phun thuốc trị khi bệnh nặng: Copper B 75 WP, Derosal 60 WP, Kumulus 80 DF, Champion 77 WP với nồng độ 0,2-0,5% hoặc Chlorine 0,04%, phun 7-10 ngày/lần.
7. Thu hoạch
8. Chăm sóc cam sau thu hoạch:
Cam sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.
– Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 – 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…
– Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.
– Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.
Trồng cam hiệu quả không phải đơn giản đối với nhiều nhà nông. Hãy cùng tìm hiểu và thực hiện từng bước 1 đúng kỹ thuật nhé!
Tham khảo thêm kỹ thuật trồng cây mác ca
Cụ thể hơn tại đây nhé