Trồng hành tím trên đất pha cát
Theo kinh nghiệm canh tác của người dân địa phương, loại cây trồng này vốn thích nghi và phát triển trong điều kiện đất thịt pha cát. Đối với hành tím lấy củ làm giống, yêu cầu về đất trồng càng đòi hỏi tỷ lệ cát pha thích hợp để giữ giống được lâu hơn.
Trồng hành tím trên đất pha cát
Theo người dân ở Vĩnh Châu, nếu thời điểm trồng hành giữ giống bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 Âm lịch thì vụ hành thương phẩm (vụ sản xuất chính) rơi vào khoảng tháng 9 Âm lịch, kéo dài tới sau Tết khoảng 2, 3 tháng. Do vòng đời ngắn nên mỗi năm, bà con trồng hành liên tục 3 đến 4 vụ.
Chọn giống hành
Trước tiên, về hành giống, bà con cẩn thận lựa chọn những củ màu tím sẫm, chắc, không mọc rễ non, đáy tròn, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Sau đó, người dân tiến hành lột vỏ bao chóp rồi đem trồng. Khối lượng hành giống tương ứng với khoảng 1.000 m2 đất canh tác là 70-90 kg.
Đất trồng
Về đất trồng, do loại nông sản này không ưa nước nên khi làm đất, bà con thường đánh thành các luống cao, tránh hiện tượng ngập úng. Ngoài ra, người dân luôn chú trọng vụ trồng hành phải rơi vào những tháng hết mưa để tránh hiện tượng thối củ. Sau khi trồng, bà con phủ một lớp rơm mỏng lên phía trên rồi mới tưới nước để tạo độ ẩm vừa đủ cho các luống đất.
Sau khoảng 2 tháng gieo trồng,khi lá hành chuyển màu hơi đỏ, héo và ngả trên nền luống, bà con sẽ tiến hành thu hoạch. Để việc vận chuyển được dễ dàng, người dân nhổ hành rồi đem phơi nguyên cây khoảng 2 đến 3 ngày cho phần lá khô hẳn, hạn chế việc thối lá làm ảnh hưởng tới củ.
Bón phân
Về công thức bón phân có thể thay đổi theo đất đai, thời tiết và màu xanh của hành. Nếu hành xấu nên tưới thêm SA hoặc DAP để lá, rễ củ phát triển, không nên tưới ure lá sẽ vươn dài (hành bò) tạo củ khó.
Về khâu chăm sóc, trong 10 ngày đầu tưới 1 đến 2 lần /ngày, 11 ngày trở đi tưới 2 ngày/lần, lượng nước tưới thay đổi từ 1.000 m2/lần tưới (400 đến 600 lít /lần) và ngưng tưới hẳn 1 tuần trước khi thu hoạch. Lượng nước tưới phải tăng đều ổn định, nếu tưới nước bất thường củ sẽ bị xé.
Nhổ cỏ hai lần ở giai đọan 35 ngày đầu, tránh nhổ trễ hành sẽ bị động rễ, củ. Phun thuốc ngừa định kỳ nhất là khi thời tiết xấu.
Phòng sâu bệnh
Trong lúc trồng hành tím thường xuất hiện những sâu bệnh chủ yếu như sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, ruồi hành (dòi đục thân hành)… cần phun thuốc diệt trừ luân phiên với thuốc vi sinh, để phòng trị đạt hiệu quả.
Giai đoạn 55 đến 60 ngày, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngã 80% thì bắt đầu nhổ, thường thì phơi nắng 2 đến 3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa. Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ giữ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tồn trữ.
Đối với hành sản xuất vụ tháng 2 và 3 Dương lịch, để giữ làm giống thì thu hoạch 40 đến 45 ngày sau khi trồng (củ đã già ngừng tăng trưởng để lâu dễ hư củ).
Cách bảo quản: phơi nắng từ 10 đến 15 ngày, rơm thật khô, phải sạch sâu bệnh, chất đống cao, cứ một lớp hành phủ một lớp rơm, vị trí rơm giữa trời, thoáng hoặc treo nguyên chùm hành ở nơi thoáng gió.
» Tham khảo: Cách trồng cây lưỡi hổ