Cách trồng cây lưỡi hổ thái trong nhà
Cách trồng cây lưỡi hổ thái được nhiều người quan tâm. Bởi cây lưỡi hổ thái không những được sử dụng nhiều để trang trí cho không gian mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt. Trong bài viết này hãy cùng Mẹo Nhà Nông tìm hiểu về cây lưỡi hổ thái.
Cây lưỡi hổ thái
- Tên thường gọi: cây lưỡi hổ Thái Lan
- Tên khoa học: Sansevieria hyacinthoides
- Tên tiếng anh : Thai Lan tiger tongue
- Nguồn gốc xuất xứ: Cây có chuẩn nguồn gốc từ Tây Phi, sau đó được du nhập từ Thái Lan và đưa về Việt Nam.
Những chậu cây lưỡi hổ thái mang tài vận tốt
Đặc điểm của cây lưỡi hổ thái
Đặc điểm thực vật học của cây lưỡi hổ thái
- Rễ: Cây lưỡi hổ thuộc dạng rễ chùm, rễ nông, cây trồng được cả ở đất cũng như thủy sinh.
- Thân: Cây lưỡi hổ thái thuộc loại thân bụi, cây mọc thành theo khóm, theo bụi. Mỗi bụi có khoảng tầm từ 6 lá trở lên.
- Lá: lá mọng, mép lá nguyên, phiến lá dài thuôn nhọn ở đầu lá. Lá cây khá dày và cứng, chiều dài lá khoảng từ 10 đến 45cm, bề ngang của phiến lá rộng khoảng 3cm đến 7cm, lá không có gân lá. Mặt lá nhẵn bóng, phía bên trong lá có màu xanh, bên ngòa lượn song viền ngoài màu vàng. Các lá của cây mọc sát gốc tạo thành các bẹ lá ôm sát vào gốc cây và mọc thẳng đứng lên.
- Đối với cây lưỡi hổ thái trồng làm cảnh cho lá thì ít khi ra hoa, hoa của cây ra có màu trắng, mọc từ nách lá mọc thẳng lên.
Đặc điểm sinh thái của cây lưỡi hổ thái
- Cây lưỡi hổ thuộc dạng cây ưa ánh nắng nhẹ, ưa bóng nhiều hơn, cây thích nghi và phát triển cả ở điều kiện ngoài trời, cũng như điều kiện trong nhà.
- Cây chịu hạn và chịu lạnh tốt.
- Là cây khỏe, dễ trồng, dễ chăm sóc, và không yêu cầu cao về công chăm sóc cây lưỡi hổ thái tỉ mỉ và thường xuyên.
- Nhiệt độ thích hợp là từ 16 đến 31 độ C.
- Cây sinh trưởng và có tốc độ sinh trưởng phát triển tốt và nhanh.
- Cây lưỡi hổ thái được du nhập về Việt Nam, thích nghi tốt với điều kiện nước ta, không tốn nhiều công chăm sóc, và ít sâu bệnh hại vì thế mà cây được mọi người chọn trồng.
Lợi ích khi trồng cây lưỡi hổ thái
1. Đẹp không gian
Lợi ích đầu tiên mà cây lưỡi hổ thái mang lại là tạo cảnh quan, mỹ quan đẹp cho khuân viên và không gian nhà bạn. Cây có thể đặt chậu bé ở cửa sổ, bàn làm việc, kệ sách, kệ tivi( Đối với cây nhỏ), hoặc đặt ở phòng khách, phòng họp, tiền sảnh…vv( đối với cây lớn)
2. Thanh lọc không khí
Cây lưỡi hổ là một trong những cây được Nasa khuyên dùng làm cây thanh lọc không khí trong nhà. Cây lưỡi hổ thái là cây có hả năng thanh lọc không khí cực tốt, cây có thể hấp phụ các khí độc hại và khí bụi có lẫn trong không khí như Formaldehyde và Nitrogen Oxide, đồng thời cây còn hút và cản đuộc các tia bức xạ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ thiết bị điện tử như máy tính, ti vi, điện thoại, lò vi sóng…
3. Tượng trưng phong thủy
Không chỉ làm đẹp, thanh lọc không khí, cây còn mang đến ý nghĩa phong thủy cho từng người, từng gia đình. Cây lưỡi hổ theo phong thủy được xem là cây phong thủy mang đến nhiều điều may mắn.
Cây lưỡi hổ thái xua đi nhiều điềm xấu, khí tà xấu, biến đổi điềm xấu, hóa giải thành điều tốt may mắn cho mọi người. Lá cây vuốt thẳng lên trên khỏe mạnh, các bẹ lá quấn chặt với nhau, có ý nghĩa tạo nên sự vững chắc và đoàn kết, từ đó cây giúp cho công việc được thuận buồm xuôi gió, gia đình được êm ấm, luôn đem lại sung túc, giàu sang và sức khỏe dồi dào.
Lưỡi hổ thái mini được trồng nhiều trong văn phòng làm việc
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thái
Cách trồng cây lưỡi hổ thái
Cây lưỡi hổ là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có các cách trồng và nhân giống sau.
- Cây được trồng và nhân giống theo hình thức tách bụi. Tách cây từ cây mẹ, sau đó đem trồng để tạo thành các khóm cây mới.
- Hình thức thứ hai chúng ta có thể dùng lá của cây lưỡi hổ thái, cắt lá để giâm hom, chúng ta sẽ được cây mới mọc lên từ mép lá. Từ đó đem ra trồng và phát triển thành cây mới, khóm cây mới.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ thái
Chăm sóc cây lưỡi hổ thái bạn nên chú ý một số yếu tố để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Nhiệt độ: Cây thích nghi được nhiều điều kiện thời tiết và môi trường sống khác nhau. Điều kiện nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng tốt nhất là từ khoảng 15 đến 30 độ C.
- Ánh sáng: Cây có thể trồng được ngoài trời và cả ở trong bóng. Đối với các cây, các chậu cây lưỡi hổ thái đặt trong phòng, bạn nên đặt ở cửa sổ, phản những nơi có ánh sáng phản chiếu. Ngoài ra bạn nên tắm nắng cho cây 2 lần/ 1 tuần. Mỗi lần phơi tầm 2 tiếng trong ngày và phơi vào buổi sáng sớm.
- Phân bón: Cây lưỡi hổ là một trong những cây không cần phân bón nhiều. Chúng ta có thể sử dụng phân lâu tan, hoặc bón định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
- Sâu bệnh: Cây lưỡi hổ thái có sức sống mãnh liệt ít sâu bệnh hại. Ở cây thường xảy ra lũn gốc hoặc thối nhũn. Nguyên nhân chủ yếu là ở chế độ nước mà chúng ta cung cấp cho cây nhiều, dẫn đến tình trạng đó.
Đặc biệt trong cách chăm sóc cần lưu ý đến yếu tố nước tưới cho cây. Cây lưỡi hổ là cây mọng nước, cây chịu được hạn, không chịu được úng nên cây không cần tưới nước thường xuyên.
Lưu ý
- Đối với cây trồng đất ở ngoài trời chúng ta nên tưới 2 đến 3 lần/ tuần.
- Đối với các cây lưỡi hổ thái trồng chậu đặt trong nhà, nơi có sự tiếp xúc của máy lạnh, điều hòa, ánh điện huỳnh quang. Bạn chỉ cần tười 1 tuần/1 lần hoặc chỉ khi cần thiết mới tưới.
- Đối với cây trồng thủy sinh, bạn nên thay nước cho cây, nên 1 tuần thay nước 1 lần, chỉ để nước sát mép gốc của rễ, không ngâm cả cây sẽ làm úng lá.
»Tham khảo: Cách trồng hoa đậu biếc