Hướng dẫn phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch
Sau mỗi vụ thu hoạch xong thì cây sầu riêng ít nhiều sẽ trở nên suy yếu. Chính vì thế việc phục hồi sau thu hoạch là điều hết sức cần thiết. Đây là thời điểm quan trọng để đảm bảo đủ sức cho cây, ngăn tình trạng cây bị suy kiệt và không đủ sức nuôi trái ở mùa sau.
Các bước phục hồi vườn sầu riêng
Bước 1: Dưỡng rễ, phục hồi cây
Bón phân hữu cơ:
– Thu hoạch sầu riêng thường được chia ra làm nhiều lần cắt trái dẫn đến mất dinh dưỡng đi rất nhiều, chưa kể mỗi lần cắt sẽ tạo vết thương làm cho cây bị sốc. Việc bón phân hữu cơ lại sớm sẽ giúp hồi phục cây, duy trì độ xanh tốt và sức khỏe cho cây.
– Thời điểm bón: 7-10 ngày trước khi thu hoạch lần cuối cùng, phân hữu cơ cần thời gian để cây hấp thụ nên việc bón sớm là rất cần thiết để khi cắt trái xong thì cây có dinh dưỡng để sử dụng.
– Loại phân cần bón: 50g Tricho New + 5 – 7 kg Master Green/ 1 gốc, nên bón ở vị trí ¾ tán cây. Giúp rễ bung mạnh, phát rễ mới nhanh, tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Xử lý nấm bệnh có nguồn gốc từ đất.
Tỉa cành:
– Thời điểm thực hiện: Ngay sau khi cắt hết trái trên cây.
– Cách tỉa cành: Cành khô, sâu bệnh, cành tăm ốm yếu, cành thấp gần mặt đất, cuống trái còn sót lại trên thân.
– Mục đích: Để cung cấp dinh dưỡng nuôi những cành cho quả, tạo sự thông thoáng cho vườn cây. Hạn chế sâu bệnh hại phát triển và gây hại. Việc tỉa cành còn kết hợp với việc sửa tán giúp hoa được thụ phấn dễ dàng; ánh sáng có thể xuyên qua cây, giảm ẩm độ, hạn chế khả năng phát triển nấm bệnh. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng, để hạn chế bệnh xì mủ cho cây.
Rửa vườn:
– Xử lý nấm bệnh là việc làm mà bà con tuyệt đối KHÔNG được bỏ qua trong quy trình chăm sóc cây sau thu hoạch. Bởi giai đoạn này sức đề kháng của cây trồng rất kém, dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, những vết thương do quá trình thu hoạch trái cũng mở đường cho nấm và vi khuẩn tấn công.
– Thời điểm xử lý: sau khi tỉa cành xong, tiến hành xịt thuốc bệnh trên lá và tưới thuốc bệnh dưới gốc liền cho cây.
– Cách xử lý: Phun thuốc ướt đều toàn cây, ướt đẫm lá, thân, cành, đặc biệt phun kỹ vào các ngách thân, mặt dưới của cành; đồng thời tưới thuốc bệnh dưới gốc. Nếu tình trạng cây khỏe, ít bệnh thì xịt ngừa 1 lần là được, nếu cây bị rong rêu, nấm bệnh nặng thì 7 ngày sau xịt lại lần 2.
– Các loại thuốc dùng xử lý: thuốc trừ nấm bệnh gốc đồng, Mantaxyl, Mancozeb, Dimethomorph…….
Lưu ý: Nếu rửa vườn không kỹ, nấm bệnh có thể ẩn nấp và là nguồn bệnh tấn công lên bông – trái sau này.
Ngoài ra: giai đoạn này bà con cần sử dụng 250ml Budstrong + 50ml Phân tím pha 200L nước phun đều tán cây, tăng sức bền cho cây trong giai đoạn kích đọt, đọt bung nhanh và to khỏe.
Bước 2: Kích đọt
– Thời điểm này cây đã hoàn toàn cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, do đó nhà vườn cần lập tức bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng cho cây. Việc bón phân lúc này sẽ kích bộ rễ ra mạnh, đọt non nhú đồng đều, bung mạnh.
– Thời điểm bón: Sau khi rửa vườn xong.
+ Phun qua lá: 250ml Kéo đọt Sầu riêng + 250ml Gromix + 250g VD 30-10-10 pha 200L nước, phun
2 – 3 lần cách nhau 5 -7 ngày.
+ Bón gốc: 200 – 300 ml VD 35-15-10 + 50g Đáng đồng tiền. Giúp đọt bung mạnh, phát nhanh.
Bước 3: Dưỡng cơi đọt
– Chất dự trữ trong cây sầu riêng được tập trung trong lá. Nếu cơi đọt ốm yếu, không đủ lá, cây sẽ ra hoa và nuôi trái kém. Bà con nên chuẩn bị đủ lá (thường 2-3 cơi đọt) trước khi xử lý ra hoa. Đọt to khỏe, lá xanh mướt giúp cây tổng hợp dinh dưỡng tốt tăng khả năng nuôi trái.
– Khi cơi đọt non xuất hiện (bằng mũi giáo): Phun thuốc trừ rầy + Phân bón lá bổ sung. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
+ Các hoạt chất thuốc rầy: Imidachloprid, Thiamethoxam, Buprofenzin, Acetamiprid, Pymetrozine, Cartap,…Bà con cần luân phiên phun xịt các gốc thuốc khác nhau để hạn chế rầy kháng thuốc.
+ Phun qua lá: 250ml Gromix + 250ml BuDo + 250g VD 20-20-20. Bón gốc: 200 – 300 ml Hữu cơ cá chuồn + 50g Magie Kẽm. Tăng sức bền cho cây, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng nhanh chống, hiệu quả.
Hãy xử lý đúng quy trình để vườn sầu riêng được phục hồi một cách tốt nhất.