Kỹ thuật trồng bơ đạt năng suất cao
Kỹ thuật trồng bơ đạt năng suất cao
Kỹ thuật trồng bơ đạt năng suất cao qua từng mùa vụ sẽ được Mẹo Nhà Nông tổng hợp qua bài viết sau đây, hy vọng sẽ mang lại hữu ích cho bà con.
Giới thiệu chung về cây bơ
1. Đặc điểm của cây bơ
Cây bơ có tên khoa học là Persea Americana, tên tiếng Anh là Avocado. Loài cây này xuất xứ từ vùng Trung Mỹ, được con người sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Ở nước ta, bơ được trồng tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Lá cây có nhiều hình dạng, chủ yếu nhất là ovan hơi nhọn về phân đuôi lá, mặt trên bóng, mặt dưới nhám và sáng màu hơn. Hoa thường ra vào đầu mùa xuân, quá trình nôi quả diễn ra trong khoảng 6 tháng, muốn quả có phần thịt béo và thơm thì thời gian nuôi quả càng lâu càng tốt.
Qủa bơ có hình như quả lê với lớp vỏ màu xanh, khi đến thời kỳ chín lớp vỏ sẽ dần chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, nâu, tím,… Phần thịt bơ có màu vàng nhạt, mềm và béo. Trong cùng là hạt bơ, chúng chiếm đến 50-70% thể tích của quả.
2. Yêu cầu về khí hậu để trồng bơ
Các loại đất phù hợp để trồng bơ là những loại đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, độ tơi xốp cao, thoát nước tốt. Vì nhược điểm lớn nhất của bơ là khả năng chịu ngập kém, bù lại khả năng chịu hạn rất tốt.
Độ pH của đất dao động từ 5,5 – 6,5.
Lượng mưa quanh năm phân bổ đồng đều từ 1000mm.
Độ cao đất trồng từ 800M đổ xuống so với mực nước biển.
Khu vực trồng nên hạn chế gió vì tránh cho cây gãy cành khi mang quả hoặc khi ra hoa đậu trái.
Bơ thường được trồng chủ yếu từ miền Trung đổ lại miền Nam, lý do là ở khu vực này có sự phân định rõ ràng giữa 2 mùa mưa và mùa nắng.
3. Các giống bơ được ưa chuộng hiện nay
Đây là 6 loại bơ hiện đang được trồng phổ biến tại Việt Nam và rất được ưa chuộng
Bơ sáp: bơ sáp có hình dáng trứng gà, hình dáng không tròn cũng không dài. Khi chín thì quả bơ sáp căng mọng, vỏ người hơi sần mỏng. Hạt của chúng khá to với phần thịt bơ bên trong màu vàng.
Bơ 034: có nguồn gốc từ Lâm Đồng với bề ngoài khá giống bơ sáp nhưng hạt bé hoặc không hạt. Thịt cơm vàng, trái dài từ 27 đến 32cm, khối lượng từ 400 – 600g. Đặc biệt thịt bơ có độ dẻo và độ béo cao.
Bơ Tứ Qúy: là một loại bơ trái vụ có nguồn gốc nguồn gốc ở Đắk Lắk, trồng đặc trưng ở vùng Tây Nguyên. Bơ có hình thuôn dài, nhỏ ở phần cuống và to dần ở phía dưới. Trọng lượng nặng từ 0,5kg – 1,2kg/quả.Phần vỏ của bơ khá mỏng, bóng trơn và không sần sùi. Đặc biệt, bơ có hạt quả nhỏ, thịt màu vàng nhạt thơm ngon.
Bơ Booth: loại bơ này có vỏ dày hơn các loại bơ khác. Thịt bơ vàng đậm, thơm dẻo, không xơ hạt nhỏ, ít dập nát. Tỷ lệ hỏng của bơ cũng vô cùng thấp.
Bơ Hass: tính sản lượng bơ trên thế giới thì bơ Hass chiếm tỉ lệ đến 80%. Giống bơ này được trồng chủ yếu tại Úc, hiện nay đang được mang về Việt Nam để trồng thử nghiệm. Vỏ bơ Hass có màu xanh đậm và hơi sần sùi. Khi chín vỏ quả sẽ chuyển dần sang màu tím còn thịt bơ chắc, thơm và có màu vàng.
Bơ Reed: là giống bơ có nguồn gốc từ Mỹ, được trồng thử nghiệm nhiều nhất tại Đắk Lắk. Bơ reed có trọng lượng lớn, trọng lượng trung bình từ 300 – 500g, có vỏ ngoài xanh đậm gày và lởm chởm gai.
Kỹ thuật trồng bơ đạt năng suất cao
1. Kỹ thuật trồng bơ
Để trồng bơ ra trái hiệu quả lẫn về chất lượng và số lượng thì việc trồng bơ phải đầy đủ các bước và đúng với kỹ thuật. Sau đây là các bước để trồng bơ
Chọn đất trồng: đất đỏ bazan là loại đất được xem là thích hợp nhất để trồng các loại bơ. Nơi trồng bơ phải có khả năng thoát nước tốt, thích hợp như các vùng đất Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Lượng mưa thích hợp phải đạt từ 1.200 – 1.500mm và nhiệt độ thích hợp từ 15 – 25 0C.
Giống bơ: ở phần trên của bài chúng ta có đi sơ để tìm hiểu về các loại bơ, bạn có thể dựa vào đó để chọn được giống bơ thích hợp để trồng. Bơ có thể trồng từ hạt nhưng tình trạng phân ly của chúng lớn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Cho nên phương pháp cấy ghép vẫn được ưa chuộng hơn.
Cách trồng bơ: Có hai cách trồng bơ là trồng thuần và trồng xen kẽ.
- Đối với trồng thuần thì khoảng cách sẽ là 9mx6m hoặc 8mx7m.
- Đối với trồng xen kẽ khoảng cách sẽ là 9mx9m hoặc 9mx12m.
Khoảng cách đào hố là 60x60x60cm, trước khi xuống cây, đất được ủ qua phân chuồng từ 15 – 20kg mỗi hố, cộng với phân lân và vôi.
Cây được ươm trong túi nilong, khi được mang ra xuống giống dùng dao rạch trong vòng trong sau đó cắt phần rễ mọc hơi dài ra khỏi bầu đất. Đặt bầu cây thấp hơn mặt đất 5cm quay về hướng gió sau đó lấp ½ bầu cây rồi nén đất vào xung quanh bầu cây.
Sau cùng cắm các cọc cây xung quanh để bảo vệ cây khỏi côn trùng phá hoại cây non. Tưới nước cho cây để cây giữ được độ ẩm nhất định.
2. Kỹ thuật chăm sóc bơ
Bón phân: giai đoạn kiến thiết là một giai đoạn quan trọng, tạo nên nền móng cho sự sinh trường và năng suất về sau. Bở ở những năm 1 – 3 phải được chăm sóc kỹ lưỡng, việc bón phân cũng được chia thành 2 giai đoạn:
- Năm đầu tiên: giai đoạn này phải thường xuyên bón phân cho cây bằng NPK pha loãng, tỷ lệ đạm, lân,… tưới với tần suất 1 – 2 tháng 1 lần vào chiều mát. Hoặc có thể bổ sung thêm phân hữu cơ, phân vô cơ,…
- Năm thứ 2 và năm thứ 3: Tần suất có thể giảm bớt nhưng lượng phân mỗi lần sẽ tăng lên gấp đôi so với giai đoạn đầu. Ngoài phân bón gốc ra, bà con cũng có thể sử dụng thêm phân bón lá trung vi lượng bằng cách phun qua lá.
Tỉa cành, tạo tán cho cây: việc tỉa cành, tạo tán cho cây giúp cho năng suất của bơ hiệu quả hơn. Trong quá trình tỉa cành tạo tán sẽ giúp bỏ đi các cành sâu bệnh, không không sinh trái, cành bị che nắng,… Điều này giúp cho các nhánh cành còn lại được tập trung nhiều dinh dưỡng hơn, khỏe mạnh hơn.
- Tạo tán: bắt đầu từ năm thứ hai bà con nên tiến hành tạo tán, chỉ nên để một thân chính và các cành cấp 1 của cây mọc cách mặt đất khoảng 70 -80cm.
- Tỉa cành: được thực hiện trong suốt quá trình phát triển của cây, tiến hành cắt bỏ chồi vượt và cành mọc sát mặt đất.
Phòng trừ sâu bệnh:
Ở bơ thường sẽ có hai loại bênh gây hại ảnh hưởng nhiều nhất là:
- Bệnh thối rễ, nứt thân do nấm Phytophthrora.
- Bệnh khô cành do nấm, bệnh trên quả.
Các loại côn trùng thường gặp như mối, dế kiến, đặc biệt là rệp sát hay thường xuất hiện ở phần đất từ 0-50cm, khiến cây bị vàng lá dẫn đến suy yếu và dễ chết.
Bọ xít là loài côn trùng chuyên hút nhựa các đọt non, lá non, trái non khiến chúng ị héo và tạo nên các chấm đen trên vỏ cây.
>>> Tham khảo: Bơ Booth là gì?