Rắn mối là con gì? Kỹ thuật nuôi rắn mối

Rắn mối là con gì? kỹ thuật nuôi rắn mối? Nó là loài bò sát có hình dáng giống thắn lằn nhưng to hơn nhiều, sống chui rúc ở các vườn tược…Và từ lâu được xem là mồi nhậu khoái khẩu của giới bình dân.

Rắn mối có tên khoa học Dasia Olivacea.

Rắn mối là con gì?

Nó là loài bò sát bốn chân, da có vảy, trên chân có móng vuốt sắc bén. Một số đặc điểm của nó là rắn mối bơi giỏi, leo trèo giỏi và thích phơi nắng.

1. Cơ bản về rắn mối

Về phân vùng sinh sống, chúng được phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á.

Nhìn sơ qua, rắn mối có hình dáng hơi giống kỳ nhông, nhưng quan sát kỹ sẽ thấy loài này thân mình mập mạp hơn, lớp vảy bóng và óng ánh hơn. Rắn mối không hề xa lạ, chúng thường sống trong vườn nhà, trong các lùm cây, bụi rậm um tùm ở vùng quê Việt Nam.

Rắn mối thường hoạt động vào ban ngày, kiếm thức ăn chủ yếu vào mùa hè. Mùa đông chúng sống trong hang chỉ ra ngoài khi nhiệt độ đạt đỉnh trong ngày. Rắn mối sinh sản khá nhiều, khoảng 2-9 con mỗi lứa, mỗi năm từ 2-3 lứa.

Rắn mối được xem là nguồn thức ăn bổ dưỡng và có công dụng chữa được nhiều bệnh, chăn nuôi rắn mối cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Nhận dạng rắn mối

phan-biet-ran-moi

Một con rắn mối trưởng thành to bằng ngón tay cái thân mình tính từ đầu đến đuôi dài xấp xỉ chiếc đũa tre.

Chúng có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, có vảy trên mình, vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng. Hai bên hông có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau. Qua tìm hiểu bước đầu, có thể phân ra hai loại là rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc.

Ở quê khi bắt được rắn mối người ta cạo vảy, mổ bụng rồi nhét đậu phộng vào, nướng lửa than củi riu riu. Thịt rắn mối trắng phau, có mùi thơm phức. Rắn mối nướng xé phay là khoái nhất, chẳng cần nêm nếm gia vị, hay ăn kèm rau quả.

Ở các vùng quê, các bà các cô cũng truyền miệng nhau rằng mỡ rắn mối mịn thơm có vị hàn nên dùng làm kem bôi mặt là da mặt mịn trân…

Rn mi có độc không?

Tên là rắn mối, nên nhiều người có suy nghĩ là chúng sẽ có độc.  Tuy nhiên, rắn mối không hề có răng nanh, không có nọc, vì thế chúng rất lành tính và không hề có độc.

Thêm vào đó, rắn mối là loài nhát người nên khi gặp con người thường bỏ chạy, ẩn nấp chứ không chủ động tấn công.

Đặc trưng của rắn mối như: sống bụi rậm, lùm cây, góc nhà ẩm thấp, vườn nhà, gần mương rãnh, gần các khúc củi mục, củi khô…

Rắn mối hay ra ngoài kiếm ăn vào mùa hè, thường là từ 7 rưỡi sáng đến 10 rưỡi sáng. Chúng rất nhanh nhẹn, leo trèo giỏi.

ran-moi-doc-khong

Kỹ thuật nuôi rắn mối

Được xem là mồi nhậu khoái khẩu của giới bình dân, chính vì thế mà mô hình chăn nuôi rắn mối trở nên phổ biến. Để nuôi rắn mối thành công thì kỹ thuật vô cùng quan trọng!

Sẽ có nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công của một mô hình nuôi rắn mối, từ cách chọn con giống cho đến những kỹ thuật chăm sóc, điều kiện khí hậu, nguồn thức ăn . . .

1. Cách làm chuồng nuôi rắn mối

Nằm trong các yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi rắn mối. Làm chuồng nuôi rắn mối cần một chuồng nuôi đủ tốt, thiết kế chuồng nuôi hoang dã phù hợp với tập tính sinh trưởng của rắn mối.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi rắn mối khá đơn giản, có thể tận dụng các xô, chậu để nuôi.

Khi được đáp ứng, khi đó rắn mối sẽ có cơ hội sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Và các mầm bệnh được triệt tiêu đảm bảo về tốc độ phát triển của loài.

Từ những lợi ích kể trên, nuôi rắn mối sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều kinh phí, nhưng vẫn sẽ có được những thu hoạch đáng kể từ mô hình nuôi rắn mối của mình…

ky-thuat-nuoi-ran-moi

2. Diện tích chuồng

Tuy nhiên tốt nhất nên xây chuồng kiên cố để nuôi với số lượng lớn. Ta có thể xây gạch xung quanh chuồng, cao từ 0.8m – 1m trên cùng nên óp gạch men để rắn không bò ra ngoài. Hoặc ta có thể dùng tôn trơn vây xung quanh chuồng. Chuồng nuôi rắn mối có diện tích: 2 m x 5m hoặc 3m x 10 m. Mõi mét vuông ta có thể thả nuôi khoản 100 con rắn mối đẻ.

3. Cách làm chuồng

Với chuồng nuôi rắn mối có thể 2 lựa chọn: Làm chuồng từ gạch và xi măng; Làm chuồng nuôi từ tôn phẳng.

Đối với kỹ thuật làm chuồng có thể tham khảo:

– Chuồng từ gạch và xi măng

Sau khi xây dựng xong phần thô là 4 bức tường, phần thành cần ốp thêm gạch bóng từ nền lên. Điều này nhằm tránh việc rắn mối bò ra được bên ngoài. Trong chuồng cần thiết kế hệ thống thoát nước đảm bảo chuồng luôn khô ráo, thoáng mát…

– Làm chuồng nuôi từ tôn phẳng

Cách xây chuồng mô hình này tiết kiệm so với cách làm chuồng bằng gạch và xi măng. Thay vì là tường thành gạch, ta sử dụng tôn phẳng để ráp.

Như vậy, với cả 2 cách trên chúng ta đều cần làm mái cho chuồng nuôi. Thiết kế sao cho có thể đón nắng nửa diện tích chuồng vào buổi sáng.

lam-chuong-nuoi

Chọn “Rắn mối” giống

Nên chọn những con khỏe mạnh không dị tật, dị hình, không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật…

Ngoài ra, việc phân biệt con đực và con cái để cân đối về số lượng trong đàn cũng quan trọng.

Rắn đực và rắn cái rất dễ phân biệt, với rắn lưng sọc thì con đực có đầu to, chân khỏe đuôi dài, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh.

Rắn cái đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ, di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn rắn đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.

Nguồn thức ăn cho Rắn mối

Với rắn mối nguồn thức ăn khá là phong phú. Cụ thể là các nhóm cơ bản như sau:

  • Các loại côn trùng: dế, ụ mối, châu chấu, trứng kiến, đuông dừa, giun đất, gián…
  • Các loại thức ăn có mùi tanh: cá, tôm, tép, thịt gà, mỡ heo…
  • Các loại đồ ăn có vị ngọt: chuối, xoài, dưa hấu…

Vệ sinh chăm sóc

Trong quá trình chăm sóc nên vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Để đảm bảo vệ sinh, cứ khoảng 2 – 3 ngày bà con nên vệ sinh chuồng trại một lần.

Xịt khuẩn phòng ngừa các mầm bệnh

Bà con cũng cần thường xuyên theo dõi quá trình phát triển, tăng trưởng của rắn mối, phát hiện, cách ly những con rắn mối bị bệnh.

Khi biết được tình hình phát triển của rắn mối bà con sẽ biết cách làm thế nào để chăm sóc rắn mối tốt hơn, cung cấp chế độ ăn uống, các chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng.

thuc-an-cho-ran-moi

Trị bệnh cho rắn mối

Trị bệnh cho rắn mối khi chúng có bệnh. Phổ biến sẽ là các dạng bệnh sau:

Với bệnh mù mắt: Chưa có chính xác về nguyên nhân của bệnh này. Cách để phòng trị bệnh vẫn là cung cấp cho rắn mối lượng chất dinh dưỡng cần thiết, các khoán chất cần thiết, chữa bệnh bằng thuốc nhỏ mắt

Với bệnh giún sán: Nguyên nhân cũng đến từ nguồn thức ăn không vệ sinh. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất cũng là đảm bảo chất lượng vệ sinh cho nguồn thức ăn, bà con trị bệnh bằng cách sổ giun cho rắn mối bằng các loại thuốc sổ giun cho gia cầm.

Với bệnh tróc vảy: Triệu chứng chính: da bị tróc vảy, phần da mềm sau vài ngày thì rắn mối chết. Trị bệnh bà con cần sử dụng kháng sinh Rifampicin bôi lên vùng da bị tổn thương của rắn mối.

Với bệnh no hơi: Bệnh này sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cho rắn mối, triệu chứng sau khi chết đó là miệng rắn mối sẽ có chất nhờn, hậu môn có nước. Nguyên nhân chính của bệnh là do rắn mối bị nhiễm khuẩn ở đường ruột, để hạn chế bệnh này bà con cần thường xuyên cho rắn mối uống các loại kháng sinh cần thiết, các loại men tiêu hóa đối với những con đang no hơi.

Như vậy trên đây, Mẹo Nhà Nông đã tổng hợp các kiến thức cơ bản về loài rắn mối. Cùng với các kỹ thuật nuôi, tuy nhiên nhiều người hay thắc mắc rắn mối vào nhà có điềm gì hay không? thì tham khảo thêm nhé!

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker