Cách trồng và chăm sóc cây cà chua
Cách trồng và chăm sóc cây cà chua tương đối dễ dàng. Vì loài cây này khá là dễ trồng ở không gian nhỏ, vừa và lớn đều có thể. Giúp làm thực phẩm, trang trí, giảm cân cho phái đẹp,…
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, được sử dụng rộng rãi trong các không gian bếp. Chúng mang lại chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người như 4% chất đường bột, 0.3% chất đạm và các nguyên tố vi lượng.
Cùng Mẹo nhà nông tham khảo thêm cách trồng và chăm sóc cây cà chua nhé.
CÁCH TRỒNG CÀ CHUA
1. Lựa chọn giống cây cà chua và đất trồng
Hiện trên thị trường có đa dạng các loài cà chua, cà chua thuần, cà chua ghép,… Bạn có thể lựa chọn giống theo từng mục đích sử dụng, ưu điểm riêng của từng loài.
Một số loại phổ biến hiện nay: Cà chua bi, cà chua tím, cà chua socola, cà chua đen, cà chua trái tim, cà chua chery tròn vàng và đỏ,…
Đất trồng cà chua thường có độ tơi xốp. Thường sẽ được trồng trên đất hữu cơ, có thể ủ thêm phân, trấu, xơ dừa cho đất nhiều dinh dưỡng và sạch sẽ không ủ những mầm gây bệnh. Trước khi cho vô chậu bạn phải phơi đất để chết bớt các loại sâu hại.
2. Thời vụ thích hợp để trồng cà chua
Cà chua là loài cây có tính thời vụ, nên bạn muốn nuôi trồng thì phải lựa được thời điểm chính xác. Cà chua sẽ không nảy mầm và phát triển được ở thời tiết dưới 13 độ C. Vì thế trồng cà chua thường được chia thành 3 mùa vụ chính:
- Mùa vụ đông xuân: Thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch người dân có thể gieo hạt.
- Mùa xuân hè: được rơi vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.
- Mùa hè thu: Gieo vào tháng 6 và tháng 7 dương lịch.
3. Cách trồng cà chua
Trồng cà chua từ cây con
Trồng cà chua từ cây con thì sẽ đơn giản hơn. Bạn có thể mua sẵn ngoài tiệm về và trực tiếp trồng từng ngày xuống. Thường sẽ mua những cây có tuổi từ 1 tháng trở lên.
Dù là trồng với mô hình lớn hay nhỏ. Thì trước khi chồng cây mình sẽ phải tạo hố cho chúng. Những lỗ đó thường từ 50mm-70mm. Nếu trồng trong thùng xốp bạn có thể đào chúng cách xa nhau theo hàng lỗi. Còn đối với diện tích lớn bạn hãy chia thành từng luống để tiện chăm sóc.
Sau khi đào được hố, trực tiếp cho cây xuống trồng, lấp đi ½ của cây là được. Sau đó tưới qua một lần nước để cấp ẩm cho cây. Rồi từ đó cho cây tiếp xúc dần với ánh nắng. Cây sẽ từ từ ra rễ và bám sâu vào lòng đất.
Tầm 1 tháng sau khi trồng thì bạn có thể hoàn toàn cho cây hưởng trực tiếp ánh nắng mặt trời.
Trồng cây bằng hạt
Đối với phương pháp trồng bằng hạt, khi bạn mua hạt trực tiếp từ tiệm về bạn phải xử lý qua thì mới có thể gieo trồng. Kích thích sự nảy mầm của chúng bằng nước ấm bằng cách ngâm từ 4-6 tiếng. Sau đó vớt ra và ủ bằng khăn ẩm vải mỏng, đợi chúng nứt nanh thì đem đi gieo trồng.
Sau đó tiến hành gieo hạt vào những hố có sẵn ( cách tạo như bên trên), phủ một lớp giá thể lên bên trên để bảo vệ mầm, giúp giữ nước, giữ nhiệt , tăng độ ẩm cho cây.
Sau cùng tưới qua một lớp nước và đợi cây lên mầm. Lưu ý không để nơi tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời.
CHĂM SÓC CÂY CÀ CHUA
Cà chua là loại cây thu hoạch nhanh, chỉ từ sau khi gieo trồng từ 3-4 tháng là bạn đã có thể thu hoạch. Nên công đoạn chăm sóc cây cũng không quá phức tạp. Bạn phải để ý quan sát cây theo từng giai đoạn.
1. Tưới cây
Sau khi gieo hạt 1 tuần, bạn phải thường xuyên tới nước cho cây, 1 lượng vừa phải, 1 ngày 2 lần sáng và chiều. Tưới từ thân cây trở xuống. Hạn chế tưới vào tán lá tránh sâu bệnh phát triển.
Lượng nước tưới được tùy thuộc vào sự phát triển của cây. Khi cây ra trái là lúc cần nhiều nước nhất để không bị khô héo và còi cọc. Nên thời gian cây ra quả càng tưới nhiều nước sẽ càng tốt cho cây.
Vào những ngày trời nóng lượng nước hao hụt, bạn có dùng rơm để phủ lên bề mặt đất để giữ ẩm cho cây. Mẹo nhỏ dành cho ngày mưa nhiều là bạn có thể tưới cây bằng nước gạo, để tránh nứt quả.
2. Bón phân
Bón phân cho cà chua phải lựa chọn thời điểm phát triển của chúng để tránh cây ra lá sum suê nhưng lại không được quả. Khi cây bắt đầu cứng cáp, trước thời kỳ ra hoa đậu quả là bạn có thể bón phân cho chúng.
Phân cho cà chua thường được chọn là phân hữu cơ để kích thích sự hình thành của trái. Hoặc kali và chất đạm giúp quả căng mọng nước hơn.
3. Tiêu diệt sâu bệnh cho cây
Một số loài sâu bệnh thường có ở cà chua như sâu xám, sâu đục quả,… các bệnh hay hại như bệnh đóm lá, bệnh sương mai, bệnh xoăn lá,…
- Đối với sâu xám thường xuất hiện ở trong đất, ban đêm sẽ chui lên để cắn phá cây. Gây hại cho những cây con. Nên ngay từ bước ban đầu chọn đất trước khi mang đi trồng bạn nên làm sach đất, bằng cách phơi tơi đất để diệt sâu bệnh.
- Đối với sâu đục quả chúng thường đẻ trứng trên những tán lá, sau khi thành con sẽ đục vào lá và ăn sâu vào quả. Hãy ra những tiệm thuốc trừ sâu gần nhất để mua về dọn sâu cho vườn nhà bạn.
- Các bệnh gây hại: đóm lá, sương mai, xoăn lá cũng tương tự như trên. Hãy ghé tiệm thuốc gần nhất.
4. Làm giàn
Vì thân cây cà chua khá là yếu, mềm và dễ gãy, nhưng tần suất ra quả của chúng lại cao. Nên để đảm bảo, khi cà chua được 2 tháng giai đoạn ra hoa là chúng ta phải lập giàn cho chúng.
Sử dụng những cọc tre và dây treo để làm dàn. Cắm những cọc tre thẳng và sát với thân cây, dùng những dây treo để cột cố định thân vào cọc.
Tùy vào từng loại cà chua, mà mức độ chắc chắn sẽ khác nhau.
5. Tỉa cành và bấm ngọn cà chua
Mục đích khi tỉa cành và bấm ngọn của cây cà chua là để các chất dinh dưỡng chỉ tập trung vào một nguồn là quả.
Vào giai đoạn ra hoa, chúng ta sẽ bắt đầu tỉa dần những chồi dư thừa ở những nách lá, chỉ giữ lại những chồi to và tỉa bớt những lá già dưới đất.
Mẹo Nhà Nông hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về cách trồng và chăm sóc cây cà chua.
quá đỉnh