Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít để mang lại hiệu suất cao cho bà con được Mẹo Nhà Nông tổng hợp qua bài viết sau. Hãy cùng tham khảo ngay nhé.
Tổng quan về cây mít
1. Đặc điểm cây mít
Mít là loài thực vật ăn quả mọc phổ biến tại vùng Đông Nam Á và Brasil thuộc họ dâu Tằm có nguồn gốc xuất cứ từ Ấn Độ. Cây cao khoảng từ 8 đến 15m ra quả sau ba năm tuổi. Qủa của chúng thuộc loại quả phức ăn được, là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất trong các loài cây thảo mộc. Mùa mít sai quả vào giữa mua xuân và chín thường rơi vào cuối hè khoảng tháng 7 – 8. Qủa mít hình bầu dục với vỏ sù sì có gai nhỏ với kích thước từ 30 đến 60cm.
Mít là loài ăn trái không còn xa lạ gì ở Việt Nam, ngoài ra chúng còn có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao với nhiều ứng dụng:
- Mít ăn tươi có vị ngọt thanh với hàm lượng đường cao từ 10% đến 15% glucoza, fructoza,…
- Mít còn có thể ăn kèm với nhiều món ăn đặc biệt như ở Huế với món mít trộn ăn kèm cùng bánh tráng nướng.
- Xơ mít được sử dụng làm dưa muối một đặc sản từ Nghệ An.
- Hạt mít có thể đem rang, luộc, kho cá vì trong hạt mít có giá trị dinh dưỡng nhất định.
- Ngoài ra mít còn được làm mứt và mít sấy, được bán rất nhiều trên thị trường hiện nay. Đem lại nguồn kinh tế cao cho nhiều gia đình.
2. Cách chọn giống mít
Việt Nam có rất nhiều giống mít khác nhau, nhưng chung quy người ta vẫn chia chúng thành 2 loại mít là mít có múi khô hay còn gọi là mít dai và mít có múi ướt hay còn gọi là mít mật. Còn thể tìm hiểu chi tiết hơn thì dưới đây là một vài loại mít phổ biến để bạn dễ lựa chọn:
- Mít cổ truyền: là loại mít trồng phổ biến có từ lâu đời nhất. Cây có thân cao, búp và lá non không có lông, trái tp từ vài ba kg đến gần 20kg.
- Mít nghệ: là loại mít cao sản chịu được khô hạn tốt. Trái to múi thơm giòn ngọt, thích hợp ăn tươi hoặc chế biến xuất khẩu. Dễ trồng ít chăm sóc, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Mít tố nữ: là loại mít có múi ướt, cây cao đến 20m, 1 năm cho trái 2 lần. Cây trông từ 3 đến 5 năm là bắt đầu cho ra trái. Trái mít tố nữ có dạng hình trứng dài kích thước từ 22 đến 50cm. Qủa nhỏ từ 1kg đến 6kg, vỏ mít dầy dẻo tương tự các loại mít ướt.
- Mít thái changai: là loài mít có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoặc nhanh với năng suất cao. Cây có thể cao đến 20m, lá dài và rộng, quả nặng từ 6 -12kg. Cây ra quả quanh năm, cho thu hoạch quả kể từ 8 đến 12 tháng sau khi trồng. Mít Thái thích hợp với vùng có khí hậu nóng ẩm, chịu được hạn, không chịu được ngập úng.
- Mít không hạt:là loại mít không có hạt cùi nhỏ rất ít xơ. Trọng lượng trung bình của chúng từ 9 – 10kg, trái lớn có khi lên đến 13 – 15 kg. Mít không hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong mít cao. Thời gian trồng cho trái kéo dài từ 14 – 18 tháng.
- Mít ruột đỏ: là giống mít Thái mang lại nhiều giá trị kinh tế, ưu điêmt lớn nhất là có màu lạ mắt, múi mít cũng rất ít xơ, cơm dày và ngọt vừa phải. Trái được chăm sóc tốt có thể nặng lên đến 15 – 17 kg, còn trung bình sẽ khoảng 10kg.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít
1. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mít
Để trông mít cần phải chú ý đến những yếu tố sau: giống mít, thời vụ, đất trồng, mật độ, cách nhân giống.
Giống mít: như đã liệt kê ở trên một số giống mít được ưa trồng và phổ biến. Bạn có thể lựa chọn dựa vào khu vực và nhu cầu của mình.
Thời vụ: đối với miền Nam thì nên trồng vào mùa mua giữa tháng 5 đến tháng 7, đối với miền Bắc nên trồng từ tháng 3 – 4. Thời điểm này cây dễ phát triển và tỉ lệ sống cao hơn.
Mật độ trồng: mật độ được tính trung bình dựa trên đơn vị đo ha
- Trồng dày khoảng cách 5m x 6m thì có mật độ trung bình 300 cây/ha
- Trồng thưa khoảng cách 6m x 7m thì có mật đô trung bình là 210 cây/ ha
Cách nhân giống cây: gồm có 2 phương pháp là chiết cành và ghép cành.
- Phương pháp ghép cành có 2 phương pháp là ghép mắt 1 bên và ghép nối ngọn.
- Phương pháp chiết cành: chọn những cành từ 2-3 năm tuổi, những cành tương đối già với đường kính từ 2-3cm.
2. Kỹ thuật chăm sóc cây mít
Bón phân cho cây: chia thành 2 kiểu dựa vào từng giai đoạn phát triển khác nhau
- Bón lót: trước khi cho cây xuống giống, sử dụng 9-12kg phân hữu cơ đồng thời ủ rơm và tưới nước giữa âm. Sau 20 – 25 ngày thì cho cây con xuống giống.
- Bón thúc: dựa vào tình trạng dinh dưỡng của đất và sự phát triển của cây theo từng thời kỳ mà sẽ có lượng phân bón phù hợp cho chúng. Khi bón phân cần bón quanh tán cây, đào rãnh sâu khoảng 30cm, sau khi bón tiến hành tưới nước giữ ẩm.
Làm cỏ, tỉa cành, tạo tán cho cây:
- Làm cỏ: khi dọn cỏ xung quanh cây cần chú ý không cuốc sát với gốc cây gây tổn thương đến rễ.
- Tỉa cành, tạo tán: thời điểm khi cây cao khoảng độ 1m nên bắt đầu tỉa cành và tạo tán cho cây. Việc tỉa cành này đồng thời loại bỏ đi được các cành sâu bệnh, cành khô, cành già không có khả năng kết trái.
Diệt sâu bệnh cho mít: Dưới đây là một số loại sâu bệnh hay thường thấy ở cây mít
- Ruồi đục trái và bệnh thối trai: xuất hiện nhiều vào mùa mưa, chích vào vỏ trái và đẻ trứng, trứng phát triển thành ấu trùng dòi và gây hại bên trong thịt trái. Dấu hiệu nhận biết chúng là những đốm nhỏ màu nâu có nhựa đục chảy ra.
- Sâu đục thân, đục cành: dấu hiệu nhận biết chúng là từ trên thân cây có những lỗ nhỏ có mùn gỗ bị đẩy ra. Vào những tháng 4, 5,6 bà con nên đặc biệt để ý để có thể diệt trừ.
- Bệnh thối gốc, chảy nhựa: thường xuất hiện vào mùa mưa và những mùa ẩm ướt do sâu gây hại chích hút nhựa cây. Dấu hiệu nhận biết là ở gốc cây xuất hiện những vết loét bên trong dịch rỉ ra, vỏ cây bị thối.
- Rầy, rệp hại cây: các loại rầy rệp này thường gây hại trên những lá non, đọt non, trái,.. bằng cách chích hút nhựa, trái và lá cây bị quăn queo.
>>> Tham khảo: Kỹ thuật trồng bơ đạt năng suất cao