Thu nhập của nhà nông 35 triệu đồng/tháng
Thu nhập của nhà nông 35 triệu đồng/tháng có thể nói là một con số ổn so với các hộ gia đình. Vậy làm như nào có thể đạt được 35 triệu mỗi tháng.
Đi lên từ nghèo khó
Anh Nguyễn Quang Tuyến ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương là một nhà nông đi lên từ nghèo khó.
Trước năm 2000, khi vợ chồng mới cưới nhau, cha mẹ cho 1.000 m2 đất nông nghiệp. Với đức tính cần cù chịu khó, chăm chỉ lao động. Đồng thời biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nên bình quân mỗi năm gia đình anh cũng có thu nhập trên 220 triệu đồng.
Kết quả từ lao động
Đến nay, vợ chồng anh Tuyến đã có trên 5.500 m2 đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 3.000 m2 đất anh đã lắp đặt nhà kính, hệ thống tưới tự động. Để chuyên canh các loại rau theo hướng công nghệ cao như: ớt chuông, cà chua, su hào và dưa leo baby.
Từ đầu năm 2020 đến nay, sau khi thu hoạch vụ cà chua. Anh tiếp tục đầu tư vốn để trồng 2,5 sào cà tím và 1 sào dưa baby. Năm nay thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp hơn năm trước, nắng hạn kéo dài. Thêm vào đó dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng không ít đến nguồn tiêu thụ nông sản của bà con nông dân. Giá cả một số mặt hàng nông sản giảm mạnh. Nhưng nhờ đoán trước được thời cơ, anh Nguyễn Quang Tuyến đã có thu hoạch từ 2,5 sào cà tím với sản lượng trên 31 tấn mang lại nguồn về thu 110 triệu đồng.
Ngoài ra, anh còn thu nhập 1 sào dưa baby được 80 triệu đồng. Hiện nay vườn cà tím của gia đình anh vẫn đang tiếp tục cho thu hoạch. Ước tính sản lượng đạt trên 20 tấn, đó là chưa kể 2 sào su hào ước tính đạt sản lượng 10 tấn củ chuẩn bị cho thu hoạch vào cuối tháng 7 này.
Anh Nguyễn Quang Tuyến cho biết: “Tổng thu nhập từ cây rau thương phẩm của gia đình anh từ đầu năm đến nay đã đạt trên 320 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, công lao động thu hoạch, gia đình anh vẫn còn lãi trên 200 triệu đồng, bình quân mỗi tháng cho thu nhập lên đến 35 triệu đồng”.
Kết quả lao động
Quả thật, đạt được kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự cần cù chịu khó của cả gia đình. Anh Tuyến còn cố gắng tìm tòi nghiên cứu học tập kinh nghiệm sản xuất. Để chăm sóc các loại rau thương phẩm của những người đi trước.
Bên cạnh đó, anh còn chủ động nghiên cứu về giá cả thị trường để tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Bởi lẽ buôn phải có bạn, bán phải có phường. Để khi thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ chậm thì anh đưa các loại nông sản tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Mới 47 tuổi đời nhưng anh Tuyến đã là một trong những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện Đơn Dương.