Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc và bảo vệ của con người đem con giống

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc và bảo vệ của con người.  Việc đem con giống có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo thả vào môi trường nuôi tự tạo như ao hồ, thiết bị nuôi như lồng, bè… và chúng được chăm sóc để cuối cùng là đem tiêu thụ…

 

Nuôi trồng thủy sản ở nước ta ngày càng nhận được sự quan tâm của nhà nông, bởi sức tiêu thụ của thị trường ngày càng tăng. Khiến việc nuôi trồng cũng như lợi nhuận tạo nên sức hút trong ngành chăn nuôi này.

Nuôi trồng thủy sản đã giúp nhiều hộ/Doanh nghiệp duy trì mức thu nhập ổn định đặc biệt việc nuôi các hải sản đặc sản với một sản lượng cao.

Nhóm ngành nuôi trồng thủy sản

Đối với nuôi thủy hải sản là quá trình hoạt động ươm giống chăm và nuôi bao gồm cả thu hoạch của các loài thủy sản.

Có thể là cá, nhuyễn thể, động vật giáp xác, thực vật, cá sấu và lưỡng cư… và nhóm này được nuôi trồng tại  các môi trường nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

1. Đối với nuôi thủy sản biển

có thể là các loại thủy sản ở môi trường nước mặn: bãi triều, ven biển, biển khơi.

Nhóm này bao gồm:

Nuôi cá: Nhóm này bao gồm nuôi các loại cá (cá mú, cá hồi…), bao gồm cả cá cảnh.

Nuôi tôm: Nhóm này bao gồm nuôi các loại tôm (tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng…)

Nuôi thủy sản khác: Nhóm này gồm nuôi động vật giáp xác (cua, ghẹ…), nhuyễn thể hai mảnh và các động vật thân mềm khác (hàu, vẹm, ốc hương…) và các loại thủy sản khác (rong biển, rau câu,..).

Ngoài nuôi trồng còn có sản xuất giống thủy sản biển:

Nhóm này gồm các hoạt động tạo giống, ươm giống và thuần dưỡng giống các loại thủy sản (cá, tôm, thủy sản khác) nhằm mục đích bán để nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí trong các môi trường nước mặn.

Nhóm này cũng bao gồm:

– Nuôi trong bể, bồn nước mặn, lợ;

– Nuôi giun biển.

Loại trừ:

– Nuôi ba ba, ếch, cá sấu phân vào nhóm 03222 (Nuôi trồng thủy sản nước ngọt).

Trên là các nhóm nuôi trồng thủy sản biển, và còn nhóm nuôi trồng thủy sản nội địa cũng được nhiều bà con quan tâm.

nuôi-trồng-thủy-sản-biến

2. Nuôi thủy sản nội địa

Nhóm này gồm nuôi trồng các loại thủy sản ở khu nước ngọt như ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng… trong đất liền);
Nuôi các loại thủy sản khác ở môi trường nước lợ (đầm, phá, cửa sông) là nơi môi trường nước dao động giữa nước mặn và nước ngọt do những biến đổi của thủy triều.

Nhóm này gồm:

  • Nuôi cá
  • Nuôi tôm

Nuôi thủy sản khác: gồm nuôi các loại thủy sản giáp xác (cua…); nhuyễn thể hai mảnh và các động vật thân mềm khác (ốc…) và các loại thủy sản khác.

Sản xuất giống thủy sản nội địa

Nhóm này gồm các hoạt động tạo giống, ươm giống và thuần dưỡng giống các loại thủy sản (cá, tôm, thủy sản khác). nhằm mục đích bán để nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí trong các môi trường nước ngọt, lợ.

nuôi-trồng-thủy-sản-nội-địa

Nhóm này cũng gồm:

– Nuôi cá cảnh;

– Nuôi ba ba, ếch, cá sấu.

Ngoài 2 nhóm nuôi trồng thủy sản trên còn có các dạng nuôi trồng khác cũng cần được nhắc tới, đó là:

Mô hình thủy sản thương mại (Aquaculture, commercial)

Là những cơ sở nuôi trồng thủy sản với mục đích thu được lợi nhuận tối đa.

Nuôi thương mại được người sản xuất thực hiện ở cả quy mô lớn và nhỏ khác nhau.

Tham gia tích cực vào thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu tư kinh doanh (bao gồm cả tài chính và lao động) và tham gia vào bán các sản phẩm của họ ngoài trang trại.

Mô hình quảng canh (Aquaculture, extensive).

Hệ thống sản xuất này được đặc trưng bởi: mức độ kiểm soát thấp (về môi trường, dinh dưỡng, địch hại, cạnh tranh, tác nhân gây bệnh);

Chi phí sản xuất thấp, công nghệ thấp, và hiệu quả sản xuất thấp (năng suất không quá 500 kg/ha/năm). Phụ thuộc nhiều vào khí hậu và chất lượng nước địa phương; sử dụng thủy vực tự nhiên (ví dụ đầm phá, vịnh, vũng) và thường không xác định rõ các đối tượng nuôi.

Mô hình thủy sản cao sản (Aquaculture, hyper-intensive)

Là hình thức nuôi thâm canh, có năng suất cao, đạt trên 200 tấn/ha/năm. Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của loài. Thả giống ương từ các trại sản xuất giống, không sử dụng phân bón, kiểm soát hoàn toàn địch hại và trộm cắp.

Có chế độ kiểm tra và điều phối cao, thường xuyên cung cấp nước tự chảy hay bơm, hoặc nuôi trong lồng. Sử dụng máy sục khí và thay nước hoàn toàn, tăng cường kiểm soát chất lượng nước cấp trong hệ thống ao, lồng, bể và mương xây nước chảy.

mô-hình-thủy-sản-công-nghệ-cao

Nuôi trồng kết hợp (integrated)

Là hệ thống nuôi trồng chung nguồn nước, thức ăn, quản lý…

Với các hoạt động khác, thường là với nông nghiệp, nông-công nghiệp, cơ sở hạ tầng khác như nước thải, nhà máy điện…

Trên đây là các khái niệm về nuôi trồng thủy sản được Mẹo Nhà Nông tổng hợp. Hy vọng có thể giúp quý nhà nông hiểu rõ hơn về nhóm ngành này.

Qúy bà con có thể tham khảo thêm về Nuôi con gì hiệu quả nhất hiện nay

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker