Tổng hợp kỹ thuật nuôi chim cút

Chim cút là gì ? Có mấy loại chim cút? Mô hình và Kỹ thuật nuôi chim cút đạt hiệu quả cao ? Hãy cùng Mẹo Nhà Nông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chim cút trên Thế Giới đã được chăn nuôi phổ biến như một giống gia cầm thông dụng. Bởi những lợi ích kinh tế khi cung cấp thương phẩm và con giống. Vậy chim cút là gì?

Chim cút là gì?

Chim cút là loài chim sớm được thuần hóa và thành đối tượng chăn nuôi nhiều ở nước ta, là loài chim nhỏ, nhiều thịt, phân biệt giữa con đực và con cái qua màu sắc, con cái thường có màu trắng đục, con đực bụng và mặt dưới cổ màu trắng vàng.

Chim cút có nhiều giống khác nhau, nuôi để chuyên thịt hoặc chuyên trứng, con đực thường nặng khoảng 100g đến 130g, con cái khoảng từ 130g đến 150g. chim cút cái thường đẻ 200-300 quả trứng trong 1 năm, khoảng 30 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi chim mái bắt đầu đẻ. Chim cút thường được nuôi trong các trang trại với số lượng lớn.

 

nuoi chim cut

Có mấy loại chim cút?

Chim cút thường được phân theo chim cút lấy thịt và chim cút sinh sản, tùy theo mục đích chăn nuôi mà có các loài chim cút chim cút thường, chim cút ngực lam, chim cút nhật bản… rất nhiều loại để lựa chọn chăn nuôi, phù hợp với mô hình, diện tích, khí hậu….

Mô hình và Kỹ thuật nuôi chim cút đạt hiệu quả cao ?

 

Hiện nay chim cút đang được nuôi rất rộng rãi và phổ biến bởi vì nuôi chim cút dễ, chi phí chăn nuôi thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ nhiều.

Mô Hình

Phân loại mô hình chăn nuôi theo mục đích chăn nuôi.

Theo phương pháp nuôi được chia thành nuôi chim cút thả vườn và nuôi chim cút nhốt chuồng.

Theo phương pháp nuôi theo khuynh hướng sản xuất nuôi chim cút sinh sản và nuôi chim cút thịt.

Nhìn chung có 2 mô hình lựa chọn choc chim cút sinh sản và chim cút lấy thịt, mỗi mô hình sẽ khác nhau nhưng kĩ thuật chăn nuôi chim cút đều giống nhau

mô hình nuôi chim cút

Kỹ thuật nuôi chim cút đạt hiệu quả cao ?

Chuồng nuôi chim cút

Chuồng nuôi chim cút rất quan trọng, bởi vì liên quan đến sự phát triển và duy trì giống của chim tạo nên hiệu quả cao đồng thời giúp phòng chống bệnh, giảm thiểu mùi hôi trong quá trình chăm sóc.

Phương pháp chọn giống

Có 2 cách: chọn giống hoặc phối giống

Phương pháp chọn giống

Bà con phải chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ hiện nay rất nhiều cơ sở vieeccj tìm mua rất dễ dàng nên chọn nơi gần bà con khoảng cách di chuyển con giống gần bởi vì  nơi đây đã chọn lọc sẵn giống bố và giống mẹ  để khi nuôi sinh sản giao phối mới không đồng huyết. chỉ chon mua những con khỏe  mạnh, không dị tật,không bị bệnh, hây ăn long bogs mượt . Sauk hi đã chọn xong sau ngày 25 nhưng con nào đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện để ra riêng.

Cụ thể những con giống phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Cút trống phải có long mượt, long ngực vàng, khỏe mạnh, nặng từ 70gr đến 90 gr  có thân hình gọn, đầu nhỏ, ngực nở, cổ dài và đặc biệt nhỏ hơn con cái.

Về Cút mái lớn hơn cút trống lớn hơn 100 gr , long sda bóng mượt , hậu môn đỏ, xương chậu rộng, cổ nhỏ và đầu thanh.

Phương pháp phối giống

Chọn cút trống được 3-4 tháng tuổi dung để phối giống . Phối giống sớm sẽ làm đàn cút không chất lượng và dễ bị bệnh, mau tàn. chọn 1 trống phối giống cho 2-3 con mái.

 

Mật độ nuôi chim

Bà con nuôi chim không nên để mật độ quá đông và cũng không nên quá thưa.

Vì vậy phân theo tuần tuổi và độ lớn dần của chim  tuần thứ nhất bà con nuôi 200 con trên 1m2 tiếp đến tuần thứ 2  sẽ là 100 con trên 1m2 và giảm dần tuần thứ 3 50 con trên 1m2.

 

Nhiệt độ nuôi chim

Bà con nên nhớ trước khi đưa chim cút con vào lồng nên làm ấm nhiệt độ lồng trước khoảng 10p đến 30p. sau đó mới đưa chim cút con vào lồng.

Về nhiệt độ nuôi chim phân theo ngày tuổi, nhưng chim cút non nhiệt độ nuôi sẽ cao hơn nhiệt độ nuôi con trưởng thành.

Nhiệt độ nuôi chim từ 1 đến 3 ngày tuổi 34 độ đến 35 độ c

Chim từ 4 đến 7 ngày tuổi 31 đến 32 độ c

Chim từ 14 ngày tuổi 28 đênns 30 độ c

Và từ ngày thứ 21 trở đi sẽ không cần sưởi nữa. Phải đảm bảo lượng ánh sáng phù hợp.

 

Máng ăn uống

Cút con 1 đến 3 ngày tuổi sử dụng bầu nước và khay đựng đồ ăn cho cút con và có lưới bao che thức ăn để cút con không nhảy vào trong. Kích thước bầu nước và khay đựng đồ ăn loại nhỏ từ 10cm đến 20 cm.

Đối với nhưng con 2 tuần đầu dung máng dài 20cm x 10cm x 1,5 cm cho 300 con hoặc dung máng cho 25 con với máng dài 0,8m.

 

Thức ăn và nước

Thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố…

Bà con sử dụng thức ăn và  nước chỉ nên đổ 1/3 máng không đỏ dư thừa, đổ từng ít một và cho ăn cả ngày lẫn đêm, đối với  Cút con 1 – 25 ngày tuổi. cung cấp đầy đủ nước sạch không lẫn phân hay mất vệ sinh cho cút uống .

Về thành phần thức ăn có thể mua theo đại lí phân phối thuức ăn gia súc hoặc  có thể tự trộn theo tỉ lệ sau Vitamin ADE gói 10g 6 gói, Pemix vitamin 0,5 kg, Bắp 1 kg, Pemix khoáng 0,5 kg, Bột sò + xương 0,2 kg, Tấm 3 kg, Bánh dầu đậu phọng 1,2 kg, Cám nhuyễn 1 kg, Bột cá lạt 1,5 kg, Bột đậu xanh 1 kg, Bột đậu nành 1kg.

Vệ sinh chuồng, sử dụng thuốc phòng ngừa bệnh

Bên cạnh việc chọn giống và mô hình cũng như thức ăn, cần phải xây dựng một môi trường vệ sinh đảm bảo an toàn sinh học, tạo điều kiện thuận lợi để cho chim cút phát triển, duy trì được nòi giống.
Chim cút là loài có sức đề kháng rất mạnh, dịch bệnh ở chim cút ít hơn so với các loài gia cầm khác, nhưng cũng không thể chủ quan và phải có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa để chim cút phát triển bình thường.

  • Như tiêm vắc xin định kỳ
  • Sử dụng thuốc kháng sinh
  • Lưu ý sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng và phù hợp với ngày tuổi của chim cút.
  • Vệ sinh chuồng sạch sẽ,không để ẩm mốc.
  • Bổ sung vitamin.
  • Thức ăn, nước uống tươi sạch….

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker