Cách chế biến nha đam đúng cách
Cách chế biến nha đam đúng cách sẽ làm món ăn của bạn trở nên tròn vị hơn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Hãy cùng Mẹo Nhà Nông tìm hiểu về cách chế biến nha đam đúng cách nhé.
1.Giá trị dinh dưỡng của nha đam
Nha đam là tên gọi khác của cây Lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 13. Được nhiều nhà nghiên cứu và các bác sĩ công nhận về giá trị dinh dưỡng của chúng.
- Cây chống lão hóa và ngăn ngừa bệnh ung thư chứa nhiều vitamin A,C,E. Giúp chống lại các loại gốc tự do – kẻ thù gây ra tình trạng lão hóa và ung thư.
- Cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin B-12, axit folic, magie, đồng, kali, canxi, kẽm, crom, selen,…
- Chống nhiều loại bệnh tật: vì chứ hơn 20 loại amino axit.
- Cân bằng độ Ph trong cơ thể.
- Cải thiện tình trạng mất nước và hỗ trợ điều trị bệnh táo bón.
2. Cách chế biến nha đam đúng cách
Nha đam nếu không được chế biến đúng cách sẽ làm giảm bớt độ giòn và làm đắng nha đam. Tuy được các chị em ưa chuộng, nhưng công đoạn chế biến luôn khiến chị em phải dè chừng. Sau đây là cách chế biến nha đam đúng cách.
Bước 1:
Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị sẵn một chậu nhỏ nước loãng pha với muối và một ít chanh. Lưu ý không cho quá nhiều vì khi thấm vào nha đam sẽ bị chua và mặn.
Bước 2:
Rửa và lau khô nha đam, dùng dao cắt bỏ phần gai nhọn và tạo rãnh để dễ dàng tách lá.
Bước 3:
Gọt sạch phần vỏ bên ngoài rồi thái hột lựu. Đổ tất cả vào ngâm cùng nước chuẩn bị sẵn từ 15 – 20 phút. Dùng tay trộn nhẹ nhàng.
Bước 4:
Vớt nha đam ra và xả qua với nước, xóc đều để gột rửa sạch nhựa.
Bước 5:
Lúc này nha đam vẫn còn đắng. Nên bạn hãy đun một nồi nước sôi để đun nha đam. Sau đó vớt ra và bỏ vô chậu nước đá chuẩn bị sẵn, giúp nha đam sẽ giòn hơn.
3. Cách bảo quản nha đam
Nha đam sau khi chế biến
Khi bạn chế biến nha đam một số lượng lớn, nhưng không thể dùng hết. Thì bạn phải biết được cách bảo quản chúng. Vì khi bảo quan sai cách sẽ khiến nha đam bị dập úng, hư hỏng, mất đi độ tươi ngon của nha đam.
Đối với nha đam chưa qua chế biến, khi thu hoạch phải cắt sát gốc để giữ độ tươi ngon từ 12-15 ngày. Tránh nơi nắng nóng. Nếu như nhà bạn có nền bằng xi măng thì trải trực tiếp ra nền. Để nền xi măng sẽ hút bớt cách chất dịch dư thừa của lá.
Còn với nha đam đã qua chế biến. Bạn có thể đóng hộp và bỏ trong tủ mát dùng dần. Có thể sử dụng từ 1-2 tuần.
4. Lưu ý khi sử dụng Nha đam
Nha đam là loài cây có nhiều tác dụng, nhưng khi sử dụng quá nhiều thì trong vài trường hợp sẽ bị phản lại tác dụng. Nên cần một số lưu ý:
- Nha đam giúp điều trị táo bón. Nhưng khi bạn uống nước nha đam quá lượng sẽ gây ra tiêu chảy.
- Một số loại thảo mộc có phản ứng với nước nha đam gây ra tiêu chảy và mất nước như: rễ đại hoàng, thầu dầu, rễ vỏ cây… Nếu sử dụng chung nước ép nha đam cùng với tỏi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và nồng độ kali trong cơ thể.
- Nước nha đam không dành cho những thai phụ những tháng đầu.
- Mủ của nha đam sẽ bất lợi cho cơ thể với những bệnh nền sẵn có như đại tràng, viêm ruột thừa, tắc ruột,… nên cần chế biến kỹ lưỡng.
Tham khảo cách trồng nha đam tại nhà