Mẹo trồng nha đam
Mẹo trồng nha đam sẽ giúp cho cây trồng tại nhà cho cây mập mạp, xanh tốt tại nhà sẽ được Mẹo Nhà Nông chia sẻ trong bài viết sau đây.
Mẹo trồng Nha Đam
1. Chuẩn bị dụng cụ, đất trồng và chọn giống
Dụng cụ trồng:
Nha Đam khá là dễ trồng, bạn chỉ cần đảm bảo dụng cụ gieo trồng thông thoáng và thoát nước cho cây là được. Và đảm bảo đường kính miệng khoảng 35-40cm, cao 40-45cm.Tùy vào từng mô hình mà có thể chọn nhiều loại dụng cụ khác nhau.
Đối với diện tích sân vườn nhỏ hẹp, hoặc trồng ban công, trồng trang trí bạn có thể chọn những khay, thùng xốp đục lỗ bán sẵn.
Còn đối với diện tích sân vườn động bạn có thể trồng ra đất hoặc trong các bao xi đất.
Đất trồng:
Nha đam là loại cây không thích ứng được môi trường ngập úng. Nên khi chọn đất trồng và vùng trồng thì bạn hãy chọn những nơi cao, khô ráo.
Đất có thể dùng loại đất pha cát để dễ thoát nước. Hoặc có thể trộn lẫn với vỏ trấu,xơ dừa, các phân gà, vịt,…
Chọn giống:
Hiện nay, theo nghiên cứu nha đam có tới 300 loài khác nhau trên thế giới. Nhưng thông thường 2 loại được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam là nha đam mỹ và nha đam Việt Nam:
- Nha đam Mỹ: giống cây có lá dài, bẹ lá to, nặng ký. Lá có nhiều gai và mặt sau thường có phấn trắng. giống này có năng suất cao nên được chọn trồng trong thương mại.
- Nha đam Việt Nam: giống này nhỏ hơn, lá thon gọn, ít gai và mặt sau không có phấn trắng. Loại này được chọn trồng nhiều ở gia đình vì nhỏ gọn không chiếm nhiều diện tích.
2. Các bước gieo trồng
Nha đam có thể trồng bằng 2 cách là trồng trực tiếp bằng lá cây hoặc ươm mầm cây sau đó tách ra khỏi cây mẹ và trồng
Trồng bằng lá nha đam:
Đặt lá nha đam nằm ngang trên bề mặt đất. Dùng tay vun đất che đi một nửa phần lá và nén đất nhẹ nhàng để cố định lại lá. Sau đó mang ra nơi khó ráo nhiều nắng để cây hấp thụ ánh nắng. Cây sẽ tự mọc rễ đâm sau xuống lòng đất và nảy mầm. Nhớ để ý lâu lâu tưới nước cho cây, không để cây quá khô. Và hạn chế nước mưa tạt.
Trồng bằng cách ươm mầm:
Thao tác ươm mầm sẽ giống như cách trồng bên trên. Nhưng thay vì trồng trực tiếp thì ta sẽ đợi đến khi lá cây mọc mầm. Sau đó tách các cây con ra khỏi lá, cố gắng tách được nhiều phần rễ cho cây thì cây sẽ phục hồi nhanh hơn.
Sau khi tách và trồng xuống đất nên để trong mát từ 2-3 ngày rồi hãy đưa ra nắng. Vì lúc này rễ cây đang còn yếu.
3. Các lưu ý khi chăm sóc nha đam
- Muốn nha đam đạt được hiệu quả tươi tốt, thì cách 15-20 ngày bạn hãy bón phân cho cây 1 lần. Loại phân thường được dùng cho cây là phân NPK
- Nha đam tuy là một loài cây ưa khô ráo. Nhưng chúng ta cũng phải cung cấp cho chúng độ ẩm nhất định. Thông thường 2 ngày sẽ tưới nước cho cây 1 lần.
- Cây nha đam rất ít có sâu bệnh, nhưng trong trường hợp lá cây bị úng, bị vàng thì bạn phải cắt bỏ di. Tránh ảnh hương những lá khác.
- Thông thường trồng nha đam 6 tháng là có thể thu hoạch.
Những lợi ích từ Nha Đam mang lại
Nha Đam được sử dụng phổ biến cung cấp nhiều dưỡng chất sức khỏe. Đem lại nhiều lợi ích cho người sức khỏe:
- Cải thiện tình trạng mất nước của cơ thể: thanh lọc cơ thể và lọc các chất độc hại.
- Hỗ trợ điều trị táo bón: Nha đam giúp lợi khuẩn đường ruột tốt hơn, cân bằng lượng vi khuẩn có trong ruột.
- Tăng cường hoạt động của gan: giúp loại bỏ các độc tố.
- Ngăn ngừa và hạn chế viêm nhiễm: tác dụng chống viêm rất hiệu quả bên cạnh làm ức chế quá trình sản sinh của axit bên trong cơ thể.
- Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường: chứa chất phytosterol – là một hoạt chất giúp chống lại việc tăng đường huyết.
- Giúp làm sạch da: Nha đam dùng làm nước ép giúp bảo vệ và nuôi dưỡng da rất tốt, nhất là làm giảm triệu chứng mụn trứng cá, viêm da và vảy nến,…
Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại hữu ích cho các bạn.