Công dụng của lá tía tô

Công dụng của lá tía tô vô cùng lợi hại, tuy nhiên không phải ai biết lá này đều nắm được. Cùng Mẹo Nhà Nông tìm hiểu nhé!

Lá tía tô là một loại rau gia vị vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tía tô thường xuyên được sử dụng để chế biến món ăn và nấu nước uống. Vậy, công dụng của lá tía tô là gì? Hôm nay, meonhanong sẽ gửi đến bạn đọc những công dụng mà lá tía tô mang lại nhé

Cây tía tô là cây gì?

Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay. Mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh. Đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm.

Lá tía tô: Có tên gọi trong Đông y là Tô Diệp. Người ta thường hái 2 lần lá già chứa cả phần cuống, mỗi lần cách nhau một tháng. Sau đó đem sấy nhẹ hoặc phơi ở nơi mát cho đến khi nào khô. Mà vẫn giữ được màu sắc và hương vị.

  1. Công dụng trong chữa bệnh của lá tía tô:

Tía tô được sử dụng như một loại rau hằng ngày bên cạnh có công dụng tốt chữa bệnh trong Y học cổ truyền vì có một số tác dụng nổi bật như sau:

  • Ngăn ngừa bệnh tim:

Việc sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Sản phẩm này có thể hỗ trợ người bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết khối

  • Giải cảm:

Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thuốc dân gian này là giải cảm. Mỗi khi thời tiết thay đổi là sức đề kháng lại suy giảm khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Người bệnh nên dùng lá tía tô để xông và nấu cháo để sớm khỏi bệnh.

  • Xông:

Chuẩn bị sẵn lá tía tô, sả, hương nhủ rồi đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Cho tất cả nguyên liệu và nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp. Khi xông thì chùm kín chăn, từ từ mở vung để hơi nước thoát ra. Chỉ nên để hơi nóng thoát ra ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.

  • Nấu cháo:

Cháo giải cảm phải có thịt nạc xay, lá tía tô và gạo. Nấu cháo như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá thái chỉ.

  • Chống viêm và dị ứng:

Nhờ chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao cùng với nhiều loại vitamin (A, B1, B4, B6, C,…) và chất khoáng (sắt, kẽm,…). Nên tía tô có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu, gồm cả bệnh mề đay, vì tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch. 

  • Hỗ trợ trong việc chữa bệnh Gút:

Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn hằng ngày là được. Có hai cách để tận dụng loại lá cây này:

– Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sưng tấy lên thì hay lấy lá cây tía tô nhai và nuốt để ngăn chặn cơn đau
– Lấy khoảng 6-12g lá cây cho vào nồi đun sôi rồi chắt lấy nước uống. Không nên đun quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá.
  • Trị viêm khớp thấp:

Khi bị đau khớp, chỉ cần giã nát lá tía tô rồi đắp lên vùng bị viêm khớp là các cơn đau cũng giảm đi đáng kể.

  • Tốt cho tiêu hóa:

Nhờ hàm lượng tanin và glucoside có trong lá tía tô mà thực phẩm này có tác dụng chống viêm, chữa lành vết loét, cải thiện tình trạng vết sẹo và giảm sự gia tăng lượng axit trong dạ dày. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chia sẻ rằng: nếu dùng lá tía tô ở dạng sắc thì còn giúp giảm đau, giảm dịch vị xuống ở mức bình thường và tạo cảm giác ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn đối với người bị đau dạ dày.

Ngoài ra, nếu bị đau bụng đi ngoài và nôn mửa do hệ tiêu hóa có vấn đề như ăn phải loại thực phẩm như tôm cua cá, thì bạn có thể giã một ít lá tía tô để lấy nước cốt uống. Hoặc ăn kèm lá tía tô trong bữa ăn hằng ngày cũng cải thiện tình trạng này

2. Tác dụng làm đẹp của lá tía tô:

Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá cây tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong lúc tắm thì lấy bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng là làn da sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng: tẩy tế bào chết, làm mềm da, giảm các vết chai sạn. Vì thế, bạn có thể uống trà tía tô mỗi ngày. Để có làn da đẹp hoặc dùng để rửa mặt, gội đầu (trong trường hợp tóc và da bị khô). Súc miệng giúp cho răng miệng chắc khỏe và mang lại hơi thở thơm tho.

3. Cách nấu nước lá tía tô để uống:

Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày.

Nên uống trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.

4. Một số lưu ý khi dùng lá tía tô:

Lá tía tô rất tốt, có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người và mọi lúc đều có thể sử dụng được, sẽ có một số lưu ý như sau:

  • Có thể gây mệt mỏi, dị ứng: Những người có cơ địa mồ hôi bị cảm nóng thì không nên dùng lá tía tô. Nếu không thì sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, táo bón. Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện khác thường khi sử dụng lá tía tô thì hãy dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không sử dụng khi đang bị tiêu chảy: Lá tía tô rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên nếu đang bị tiểu chảy mà bạn còn dùng lá tía tô sẽ khiến tình trạng tiêu chảy sẽ nặng hơn
  • Phụ nữ mang thai:  Phụ nữ có thai nếu muốn dùng lá tía tô thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là bài viết chia sẻ về công dụng của lá tía tô. Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.

» Tham khảo: Trà Đen Là Gì? có lợi ích gì?

Show More

Related Articles

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker